Cốm Hà Nội là cái tên quen thuộc chẳng còn xa lạ với nhiều thực khách. Nhắc đến biểu tượng của mùa thu Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến Cốm - Thức quà đồng quê giản dị nhưng chất chứa bao chân tình của con người Thủ Đô. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội trong khoảng thời gian này, đừng quên thưởng thức đặc sản này nhé!
Vài nét về Cốm Hà Nội
“Hà Nội mùa thu mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”
Khi tiết trời vào Thu, trời chuyển mát thì cũng là lúc chúng ta dễ dang bắt gặp những gánh cốm trên các tuyến phố tập nập. Thơif điểm cốm tươi chính thức vào vụ đã bắt đầu từ tháng 5, tháng 6. Vụ mùa cốm sẽ vì thế mà dao động trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 11.
Chế biến cốm cần sự tỉ mỉ từ những khâu đầu tiên. Cốm ngon cần được làm từ loại lúa nếp hoa vàng và là loại lúa non, nhưng không non quá vì sẽ làm cốm bị nát, cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon. Quy trình làm cốm phải qua rất nhiều công đoạn khá tỉ mỉ, trong những hạt cốm thơm dẻo ấy chứa đựng biết bao sự trân trọng và vất vả của người dân.
Lúa mới gặt xong cần được tuốt sạch để lấy thóc, sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để gạt đi những hạt lép, hỏng. Thóc sau khi được sơ chế kỹ thật sạch là cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc. Rang lúa sao cho hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu là công đoạn khó nhất trong nghề làm cốm. Ngọn lửa rang cốm cũng cần một sự chăm chút. Khi mới rang cốm, lửa phải để to đều, nhưng khi gạo bắt đầu tái trắng thì để bớt lửa đi. Cốm rang cần được đảo liên tục cho nóng đều, bởi chỉ cần quá lửa chút là hạt cốm sẽ gãy.
Cốm rang xong khi còn nóng là đem giã ngay trên bằng loại cối riêng, nhịp chày nhè nhẹ, nhịp nhàng, đều đều và khoan thai thì cốm mới mịn và dẻo. Cốm giã xong thì đến công đoạn sàng sẩy và cho vào trong các thúng con đã rải sẵn lá sen để mang đi bán ở các phố.
Sự tinh tế trong thưởng thức Cốm
Ăn cốm ngon cũng là cả một bí quyết. Người Hà Nội xưa thường ăn cốm chấm với chuối tiêu trứng cuốc, nhâm nhi cùng một ly trà mạn ấm trong tiết thu mát mẻ. Vậy mới đúng là người sành ăn. Nhiều người thích ăn cốm đầu vụ, vì hương sữa lúa rõ rệt và cốm non hơn hẳn. Nhiều người thì thích cốm cuối vụ, vì lúc này hạt cốm mẩy hơn, mình dày và bùi hơn vì lúa đã chín được đôi phần.
Từ hạt cốm nhỏ nhắn mà làm được biết bao món ngon. Thế mới ngẫm, dù rằng công nghiệp hóa bao món xa hoa lạ lẫm, nhưng cốm chả bao giờ lo bị mất vị thế, vì ngay từ những món ăn khác, đã thấy cốm ẩn hiện rồi. Những món qna quen thuộc từ Cốm có thể kể đến như: Chả cốm, thạch cốm, cốm xào, xôi cốm, bánh cốm...
Một số địa chỉ Cốm ngon tại Hà Nội
Để ăn cốm ngon và giữ được nét văn hóa đặc sắc cốm Hà Nội, người sành ăn chỉ mua cốm tại những địa chỉ uy tín làng Vòng và một số nơi ở Mễ Trì, và đặc biệt phải ăn đúng mùa nhé. Dưới đây là gợi ý một vài địa chỉ thưởng thức Cốm ngon tại Hà Nội của Asahi Luxstay:
- Cốm làng Vòng bà Cận: Số 19 ngõ 85 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Cốm Vòng cô Mận: Số 44, ngách 86 đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Cốm mộc Lê Gia: Số nhà 2 ngõ 59 Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Cốm bà Hoản: Số 36 ngõ 63 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cốm Nguyên Ninh: Số 11 đường Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội
- Cốm Tâm Tâm: Số 12/117 Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Không chỉ là thức quà đặc sản của Thủ đô, Cốm còn là món ăn gắn liền với mùa thu, với những ký ức đẹp đẽ, bình dị, thân thương của mỗi người dân Hà thành. Vì vậy, nếu bạn có dịp đến với Hà Nội khi hương cốm “len lỏi” qua những con phố, đừng quên thưởng thức hương vị của cốm tươi hay các thức quà đặc trưng được làm từ cốm. Ngoài ra, du khách nên lưu lại các thông tin trên để dễ dàng tìm kiếm địa chỉ mua cốm Hà Nội chất lượng, thơm ngon chuẩn vị. Và đừng quên liên lạc với Asahi Luxstay để chuyến du lịch thêm trọn vẹn nhất nhé!