Mùa du lịch đã đến, biển xanh cát trắng hay những ngọn đồi xanh mát là địa điểm lý tưởng cho những chuyến đi cùng bạn bè và người thân. Cùng Asahi Luxstay đi khắp Đà Nẵng với trọn bộ kinh nghiệm du lịch từ A-> Z qua bài viết dưới đây nhé!
Du lịch Đà Nẵng nên đi thời điểm nào đẹp nhất?
Là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ nên Đà Nẵng có khí hậu nhiệt đới gió mùa chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12. Bởi vậy, thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Đà Nẵng nên chọn trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 8.
Mùa cao điểm du lịch Đà Nẵng sẽ là từ tháng 4 đến tháng 9, đây cũng là mùa cao điểm du lịch hè và là thời gian mà Đà Nẵng đẹp nhất. Giá cả dịch vụ trong khoảng thời gian đầu năm sẽ là bình ổn nhất.
Hàng loạt các sự kiện hấp dẫn sẽ diễn ra ở Đà Nẵng từ giờ đến cuối năm gồm có: Lễ hội "Tuyệt vời Đà Nẵng 2022" kéo dài suốt tháng 7; Lễ Hội Giao lưu Văn hóa Việt Nam – Nhật Bản 15/7; Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc từ 1 đến 4/9; Lễ hội Du lịch Golf Đà Nẵng 1/9; Lễ Hội "Đà Nẵng Chào Năm Mới 2023" vào 1/12.
Phương tiện di chuyển cho chuyến du lịch Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung, chia đều khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và TP HCM. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Để đến được Đà Nẵng có rất nhiều phương tiện di chuyển bạn có thể lựa chọn (máy bay, tàu hỏa, ô tô). Tùy theo nhu cầu của mỗi người sẽ có hình thức di chuyển khác nhau.
Máy bay: Chỉ mất 1 tiếng 30 phút là bạn đã có thể từ Hà Nội xa xôi đến được Đà Nẵng. Giá vé từ Hà Nội vào Đà Nẵng thường dao động từ 700.000- 2.200.00, còn từ HCM là khoảng 600.000 – 1.400.000 tùy từng thời điểm. Nếu không phải mùa du lịch và săn được vé rẻ thì thậm chí bạn chỉ cần mất khoảng 500.000/chiều.
Tàu hỏa: Di chuyển bằng tàu hỏa từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đến Đà Nẵng sẽ mất khoảng 14 – 20 tiếng tùy thuộc vào chuyến tàu chậm hay nhanh. Giá vé sẽ dao động từ 300.000- 1.300.000 VNĐ tùy thuộc vào các loại ghế. Với mức giá này nhiều khi cũng sẽ tương đương với vé máy bay nếu bạn săn được vé rẻ mà thời gian di chuyển lại nhanh hơn.
Xe khách: Xe khách đi Đà Nẵng thường là xe Bắc – Nam giường nằm. Giá vé và chất lượng không chênh lệch nhau nhiều, chỉ từ 500.000- 700.000, thời gian di chuyển từ 18-20 tiếng.
Xe ô tô cá nhân: Nếu nhà bạn có xe mà dư dả thời gian muốn vừa đi vừa khám phá nhiều nơi thì có thể chọn hình thức di chuyển này. Vừa đi vừa nghỉ, tranh thủ tham quan những tỉnh thành khác trên đường vào Đà Nẵng. Nhưng nếu di chuyển bằng cách này thì hãy đảm bảo mình có sức khỏe nhé vì đi đường dài đến hơn 1000km thì không phải ai cũng có thể thực hiện được.
Còn khi đã đến Đà Nẵng rồi, nếu đi nhóm đông thì phương tiện di chuyển thích hợp nhất có lẽ là taxi, còn nếu đi ít người thì di chuyển bằng xe máy khám phá Đà Nẵng thuận tiện hơn. Giá thuê xe theo ngày dao động từ 90,000 VNĐ - 150,000 VNĐ/ngày chưa gồm tiền xăng.
Ở đâu khi đi du lịch Đà Nẵng
Đà Nẵng đã phát triển du lịch từ lâu nên địa điểm lưu trú rất đa dạng về giá phòng cũng như phong phú về loại hình (biệt thự, nhà nghỉ bình dân, khách sạn, resort,..), giá dao động từ 500,000 VNĐ đến 4,000,000 VNĐ/đêm. Gọi ý một số khách sạn giá hợp lý cho chuyến đi của bạn đến Đà Nẵng.
Le Sands Oceanfront Danang Hotel: Giá chỉ từ 1,388,000VNĐ/đêm cho phòng Duluxe tiêu chuẩn dành cho 02 người. Khách sạn có đầy đủ tiện ích hiện đại (phòng tập Gym, Spa, phòng chơi cho trẻ con,..) Điểm đặc biệt ở khách sạn này đó là phòng tắm nhìn toàn cảnh Đà Nẵng, không bị che khuất bởi dự án nào.
Mitisa Hotel: Chỗ nghỉ nàynằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, cách bãi biển 18 phút đi bộ. Mitisa Hotel cách Trung tâm thương mại Indochina Riverside 500 m và Cầu khóa tình yêu Đà Nẵng 1 km, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 500m.
Pandora Danang Hotel KHÁCH SẠN PANDORA ĐÀ NẴNG tọa lạc ngay trước biển Mỹ Khê, cách trung tâm thành phố 4 km, sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ 5,5 km. Với vị trí thuận lợi như vậy, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến những địa danh nổi tiếng: Bà Nà Hills, chùa Linh Ứng, Vinpearl Nam Hội An… Đồng thời, khách sạn sở hữu nhiều phòng nghỉ với kiến trúc sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi, phong cảnh nhìn ra biển hoặc thành phố tạo sự dễ chịu cho du khách mỗi khi trở về.
Du lịch Đà Nẵng nên check-in tại những địa điểm nào?
Du lịch Đà Nẵng chắc chắn không thể bỏ lỡ các điểm check-in gồm bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, rạn Nam Ô, đèo Hải Vân.
Bán đảo Sơn Trà đây sở hữu cánh rừng nguyên sinh rộng lớn và nhiều bãi tắm đẹp như Tiên Sa, Đá Đen, bãi Bụt... Con đường trên bán đảo uốn lượn đi qua các vị trí có thể ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao như đỉnh Bàn Cờ, chùa Linh Ứng, nhà Vọng Cảnh, hải đăng Sơn Trà, trạm radar "mắt thần Đông Dương".
Rất nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn như lặn biển ngắm san hô, câu cá cùng ngư dân, chiêm ngưỡng thành phố từ trực thăng, trên đỉnh Bàn Cờ... Đặc biệt, ngôi chùa Linh Ứng nằm trên đỉnh đồi cũng là điểm bạn không nên bỏ qua. Nơi đây đặt bức tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam, hướng mặt ra biển. Trong lòng tượng gồm 17 tầng, mỗi tầng có bệ thờ 21 tượng Phật với hình dáng, tư thế và vẻ mặt khác nhau.
Bán đảo cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật. Trong đó, voọc chà vá chân nâu được mệnh danh là "nữ hoàng linh trưởng" trên bán đảo Sơn Trà, với quần thể khoảng 300 - 400 con, được bảo tồn nghiêm ngặt. Để phát hiện ra những đàn voọc này, ngoài việc quan sát màu sắc phát ra từ bộ lông, du khách cần chú ý lắng nghe khi chúng kêu hoặc nhảy từ cành này sang cành khác.
Bà Nà Hills
Điểm check-in cách Đà Nẵng khoảng 40 km, đây là điểm rất nhiều du khách khi đến Đà Nẵng nhất định phải tới. Nằm ở độ cao nằm ở độ cao 1487m so với mực bước biển, du khách có thể trải nghiệm không thời tiết 4 mùa khi đến Bà Nà hills.
Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn cách trung tâm Đà Nẵng 8km, là nơi có nhiều ngôi chùa linh thiêng cùng hệ thống các hang động tự nhiên. Theo con đường ven biển trải dài hút mắt về phía Hội An, mở ra trước mắt du khách là "hòn non bộ" khổng lồ mang tên Ngũ Hành Sơn. Với các tên gọi được đặt theo thuyết ngũ hành gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn, mỗi ngọn núi ở đây lại mang trong mình những câu chuyện truyền thuyết cùng vẻ đẹp huyền bí khác nhau.
Khu du lịch Suối khoáng Thần Tài
Nhắc đến Núi Thần Tài là nhắc đến khí hậu quanh năm mát mẻ, bao quanh bởi rừng núi bạt ngàn. Càng không thể không nhắc đến nguồn suối khoáng nóng tự nhiên đặc trưng, bên cạnh đó còn có rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng đẳng cấp (Tắm suối khoáng nóng, Công viên khủng long Jura Park, tắm bùn khoáng, tắm Onsen Nhật Bản,..)
Đèo Hải Vân cách trung tâm Đà Nẵng khoảng một giờ chạy xe máy. Đèo có chiều dài 21 km, với đỉnh cao nhất là 496 m so với mực nước biển. Hải Vân có nghĩa là "biển mây". Nơi này từng được Jeremy Clarkson, dẫn show truyền hình thực tế Top Gear (Anh) nhận xét là "một trong những cung đường ven biển đẹp nhất thế giới".
Hiện có hai con đường qua đèo Hải Vân: hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân (không dành cho xe máy) và đường đèo Hải Vân.
Hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân mở cửa hàng ngày, có thu phí. Thời gian đóng hầm là 3h đến 4h sáng mỗi ngày để vệ sinh, sửa chữa, bảo trì các hạng mục đường hầm. Nếu đi theo đường hầm, du khách sẽ không thể ngắm cảnh hay tham quan một số địa điểm nổi tiếng trên đèo Hải Vân.
Đường đèo Hải Vân mở cửa hàng ngày, miễn phí. Du khách nên chọn tuyến đường này nếu muốn trải nghiệm cảm giác chinh phục đèo, ngắm cảnh thỏa thích. Du khách cần lưu ý phải giảm tốc độ mỗi khi có sương phủ.
Dịp đầu năm, du khách có thể chụp ảnh "săn mây" tại khúc cua nổi tiếng, đỉnh Hải Vân Quan, khu vườn "trên mây" đối diện Hải Vân Quan, hoặc xuống làng Vân tắm biển. Thời gian tham quan lý tưởng là bình minh hoặc hoàng hôn.
Các làng nghề
Cách trung tâm Đà Nẵng 14 km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều vua nhà Nguyễn.
Làng nghề bánh tráng Túy Loan tọa lạc ở xã Hòa Phong, huyện Hoàng Vang, cách trung tâm thành phố chừng 15 km. Ngôi làng trên 500 tuổi thích hợp cho hành trình khám phá lịch sử Đà Nẵng. Làng nổi tiếng với nghề làm bánh tráng và mì Quảng.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay chân núi Ngũ Hành. Làng nghề truyền thống gần 400 năm tuổi nổi tiếng với các sản phẩm mỹ nghệ bằng đá đẹp mắt và tinh xảo, được tạo nên bởi đôi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân.
Khám phá những cây cầu tại Đà Nẵng
Được mệnh danh là thành phố của những cây cầu thì chắc chắn "check-in" tại các cây cầu là trải nghiệm bạn không nên bỏ qua khi đến đây.
Cầu Rồng với màn trình diễn rồng phun nước, phun lửa trong 15 phút vào 03 ngày cuối tuần Thứ Sáu, Bảy và Chủ nhật từ 9h tối.
Cầu Sông Hàn là cầu quay đầu tiên của Việt Nam. Cầu sông Hàn có chiều dài 487,7 m rộng 12,9 m với 11 nhịp trong đó có hai nhịp dây văng. Phần cầu nằm trên trụ giữa sông có thể quay 90 độ song song theo phương dòng chảy để tàu lớn qua lại. Công trình còn là biểu tượng của sự kết hợp, đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, do người dân Đà Nẵng góp tiền xây dựng.
Cầu tình yêu Đà Nẵng tuy không có lịch sử lâu đời hay kiến trúc độc đáo như những cây cầu khác tại Đà thành nhưng mỗi ổ khoá được treo trên cầu này lại là một câu chuyện tình yêu lãng mạn, cuốn hút du khách.
Cung Văn hóa Thiếu nhi là điểm check-in được lòng giới trẻ nhờ thiết kế dựa trên ý tưởng trò chơi xếp hình Tangram. Công trình này đã nhận giải vàng Kiến trúc quốc gia 2016, do Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao tặng. Điểm đến này tọa lạc trên đường 2/9, quận Hải Châu. Cung có 3 tầng gồm các khu đa chức năng, khu vui chơi, giải trí, phòng học, thư viện, hội trường...
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm tọa lạc ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu. Đây là bảo tàng duy nhất về nền văn hóa Chăm, lưu giữ những di vật của Vương quốc Chăm Pa xưa.
Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng: Nhà thờ Tourane (thời Pháp thuộc) hay còn gọi là nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu hoặc nhà thờ Chính tòa, được khởi công từ tháng 2/1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú, Đà Nẵng) do linh mục Vallet thiết kế và chủ trì xây dựng. Người dân địa phương hay gọi công trình bằng một cái tên gần gũi là nhà thờ Con Gà bởi trên nóc nhà thờ có tượng con gà màu xám đặc trưng.
Chợ đêm Đà Nẵng còn có những khu chợ đêm tấp nập như chợ đêm Helio (Đường 2/9, Hải Châu), chợ đêm Sơn Trà (đường Lý Nam Đế giao với Mai Hắc Đế, Sơn Trà), chợ đêm Thanh Khê Tây (đường Yên Khê 1, quận Thanh Khê), chợ đêm Lê Duẩn (kiệt 144 Lê Duẩn, Hải Châu), chợ đêm Hòa Khánh (đường Nguyễn Cảnh Chân). Đây đều là thiên đường mua sắm, ăn uống sôi động về đêm với cả người dân và du khách.
Trải nghiệm mới lạ gì cho chuyến du lịch Đà nẵng?
Ngắm Đà Nẵng từ trên cao bằng trực thăng, thủy cơ
Tour trực thăng ngắm Đà Nẵng xuất phát từ địa điểm sân bay Nước Mặn. Giá vé một tour 12 phút hiện là 2.140.000 đồng một khách - khuyến mãi 25% từ ngày 28/4 đến 31/7/2022.
Lướt sóng, chèo SUP
Bạn có thể đăng ký học lướt sóng, chèo SUP tại trường dạy lướt sóng Đà Nẵng ở bờ biển Mỹ Khê. Đây là trường đầu tiên tại Việt Nam có giáo viên hướng dẫn được chứng nhận bởi ISA (Hiệp hội lướt sóng quốc tế). Bạn cần chuẩn bị quần áo tắm, kem chống nắng. Riêng lớp chèo SUP phù hợp với thể chất của nhiều người.
Du thuyền trên sông Hàn
Thuyền đưa khách từ bến tàu du lịch xuôi theo sông Hàn, ngắm nhìn trung tâm thành phố về đêm và chiêm ngưỡng các cây cầu độc đáo của Đà Nẵng. Thuyền phục vụ ăn uống, ca nhạc... tùy theo nhu cầu của du khách. Một số tour cung cấp trải nghiệm ngắm cảnh, ăn tối, xem cầu Rồng phun lửa... giá vé từ 150.000 đến 500.000 đồng một khách.
Du lịch Đà Nẵng có đặc sản gì?
Mỳ Quảng
Đã đến Đà Nẵng thì không thể bỏ qua các món ăn nổi tiếng lâu đời của vùng đất Quảng. Đặc trưng là món mỳ Quảng với hương vị đa dạng; mì Quảng tôm thịt, mì Quảng cá lóc, mì Quảng chả cua,...Một tô khoảng 15,000VNĐ - 40,000VNĐ.
Bánh tráng cuốn thịt heo
Món ăn này chắc hẳn ai cũng biết đến và mê mẩn với các nguyên liệu từ rau, thịt và nước chấm "không thể thay thế" làm nên vị đặc trưng của món ăn này. Một suất khoảng 50,000 - 100,000VNĐ.
Bê thui Cầu Mống
Người Đà Nẵng còn gọi món này với cái tên quen thuộc là "bò tái Cầu Mống". Thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đủ hai tầng thịt tái, chín rõ, bì chín đến độ trong suốt đồng thời vừa giòn vừa mềm.
Gỏi cá Nam Ô
Cá làm món này có thể từ cá mòi, cá cơm, cá tớp... tuy nhiên ngon nhất vẫn là cá trích. Nét đặc trưng của gỏi cá Nam Ô chính là thứ nước chấm làm từ nước cốt cá đun sôi, hòa cùng nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt. Ngoài các loại rau ăn kèm thường thấy, gỏi cá Nam Ô còn có cóc rừng, lành ngạnh, lá trâm, tim lan... vốn chỉ mọc trên đèo Hải Vân.
Bún mắm nêm, bún thịt nướng
Đây là đặc sản bình dân rất dễ tìm ở Đà Nẵng. Một tô bún đầy đủ có thịt heo, tai heo, chả bò, nem, rau thơm, sợi đu đủ hay mít non bào mỏng, kèm một chén mắm nêm.
Mít trộn
Mít trộn là món khoái khẩu của nhiều người, nguyên liệu chính là mít non, da heo, bò khô, kèm với đậu phộng, trộn đều lên rồi bẻ miếng bánh tráng xúc lên ăn. Giá mỗi đĩa mít trộn khoảng 20.000 đồng.
Ốc hút
Ốc hút ở Đà Nẵng thường được chế biến theo nhiều vị: từ xào dừa, xào xả ớt cho đến luộc đều thơm phức nóng hổi. Món này ăn kèm với sợi đu đủ chua cay theo đúng khẩu vị miền Trung. Giá mỗi phần từ 15.000 đến 30.000 đồng.
LỜI KẾT
Hy vọng với cẩm nang du lịch Đà Nẵng trọn gói từ A-.Z từ chỗ ăn đến chỗ nghỉ ngơi, lưu trú, và các địa điểm check-in "so hot", bạn đã có thể lên cho mình một kế hoạch hoàn hảo cho chuyến du lịch Đà Nẵng của mình vào mùa hè này.
Đừng quên booking phòng tại: https://asahiluxstay.com/
Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn đặt tour: 0919 50 1881