1. Vẻ đẹp rung động từ những đồi hoa Tam giác mạch 

 Hoa tam giác mạch là đặc trưng rất riêng của Hà Giang mùa Thu Đông. Từ bao đời nay hoa Tam Giác Mạch đã gắn liền với cuộc sống của người dân vùng cao nơi đây. Loài hoa ấy đẹp hoang dại, đầy chất thơ trải dài giữa các thung lũng, giữa các bản làng của vùng Cao nguyên đá khô cằn, hiểm trở. Ai đã từng một lần đến Hà Giang không khỏi say lòng, nhớ nhung về loài hoa Tam Giác Mạch. Hàng năm từ tháng 10 đến tháng 12  là mùa hoa Tam giác mạch bắt đầu bung lụa khoe sắc rực rỡ, nhưng có lẽ khoảng thời gian hoa nở đẹp nhất từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11.

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang năm 2022 sẽ có gì thú vị? | Báo Dân tộc  và Phát triển

Đến với Hà Giang những ngày mùa đông để trải nghiệm trên những cánh đồng hoa tam giác mạch trải dài, xen giữa những ngọn núi cao vời vợi như chạm đến trời xanh. Hoa Tam giác mạch tô điểm thêm cho Cao nguyên Đá một vẻ đẹp mơ mộng, cuốn hút tựa như lạc vào chốn thần tiên. Tại Hà Giang cũng có nhiều ngày lễ, món ăn gắn liền với loài hoa này như: Lễ hội hoa tam giác mạch, bánh tam giác mạch và nhiều món ăn khác. 

2. Ghé thăm Phố cổ Đồng Văn

 Là nét đặc biệt trong kiến trúc, văn hóa của Hà Giang, Phố cổ Đồng Văn với những căn nhà với đặc trung núi rừng có niên đại hơn 400 năm tuổi là nhân chứng lịch sử quan trọng, nổi bật nhất mà bất kỳ ai cũng phải ghé thăm khi tới Hà Giang. Phố cổ Đồng Văn ẩn mình trong sự trầm mặc và cổ kính đầy ấn tượng. Không ngoa khi nói rằng vẻ đẹp của khu phố này là điểm nhấn đặc sắc giữa vùng cao nguyên đá khô cằn. 

Phố cổ Đồng Văn – Nét xưa còn mãi với thời gian

 Con phố độc đáo này chỉ có vỏn vẹn 40 hộ gia đình sinh sống gần kề nhau, tạo thành một khu phố ẩn mình dưới những vách núi đá ngập tràn trong sắc hoài cổ của thời gian. Điều đặc biệt trong kiến trúc và văn hóa tại đây là mái ngói âm dương - một kiểu kiến trúc tiêu biểu trong những nếp nhà của người dân tộc vùng núi phía Bắc cùng những dãy đèn lồng đỏ trang trí nổi bật. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy vì đây là nơi sinh sống của đa dạng cộng đồng dân tộc như: Tày, Hoa, Mông.

3. Ngắm mùa vàng ngập sắc nơi Hoàng Su Phì 

Tour du lịch Hà Giang - Hoàng Su Phì - Chiêu Lầu Thi - Đồng Văn - Lũng Cú -  Mã Phì Lèng - Sông Nho Quế

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 50km. Với đường đi cực kỳ hiểm trở, huyện vùng cao này luôn thu hút các khách du lịch ưa phiêu lưu mạo hiểm. Khi đã vượt qua hành trình gian nan lúc đầu bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang rất đẹp và trải dài đến tận chân trời, đặc biệt đẹp nhất là trong mùa lúa chín hoặc mùa nước đổ. Mùa lúa chín tại đắt bắt đầu từ giữa tháng 10 kéo dài tới đầu tháng 11, những địa điểm lý tưởng nhất để bạn có thể ngắm lúa chín là ở Bản Luốc, Thông Nguyên, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Tỵ. Người dân xung quan đây cũng xây dựng những khu vực ngắm cảnh, nghỉ chân dành riêng cho du khách để đảm bảo trai nghiẹm tốt nhất cho khách thập phươn khi ghé thăm Hoàng Su Phì.

4. Khám phá cổng trời Quản Bạ

Quản Bạ - Điểm đến hấp dẫn ở Hà Giang | Báo Dân tộc và Phát triển

Cổng trời Quản Bạ, cái tên dường như đưa du khách đến với đường chân trời cao vút , ngắm nhìn những cung đường đặc sắc tại Hà Giang. Vòng vèo qua những khúc cua ôm sát núi, trên đỉnh Quản Bạ với view nhìn từ trên đỉnh núi, du khách sẽ được thỏa sức vươn tầm mắt ra phía xa nhất để ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của mảnh đất Cao nguyên đá Đồng Văn. Phía trước là thung lũng Quản Bạ rộng lớn, mang một vẻ đẹp yên bình với màu vàng của lúa chín và thấp thoáng những ngôi nhà của đồng bào dân tộc thi thoảng tỏa ra làn khói bếp. Xa xa là núi đôi Cô Tiên, tuyệt tác của tạo hóa với những đám mây giăng khắp lối tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hùng vỹ.

5. Check-in cột cờ Lũng Cú

Điểm dừng chân cuối cùng và cũng là kết thúc chuỗi hành trình khám phád Hà Giang không thể không kể đến cột cờ Lũng Cú. Nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn được gọi với một cái tên khác là đỉnh núi Rồng, thuộc xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. Độ cao khoảng 1470m so với mực nước biển. Trên đỉnh cột cờ là cán cờ có chiều dài 9m cắm quốc kỳ Việt Nam. Dưới chân núi là đồn biên phòng Lũng Cú với nhiệm vụ bảo vệ 25.5km đường biên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc.

Cẩm nang kinh nghiệm du lịch cột cờ Lũng Cú Hà Giang

Tên gọi Lũng Cú xuất phát từ tiéng H'mong là Long Cổ với ý nghĩa là trống vua gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc ta trên hành trình dựng nước và giữ nước. Đường lên đỉnh Lũng Cú sẽ là dấu ấn đặc biệt mà du khách không thể bỏ lỡ khi về nơi đây. Tổng cộng du khách phải leo lên 839 bậc thang, chia làm 3 chặng. Tại các chặng đều có địa điểm nghỉ ngơi, thưởng ngoạn núi rừng. Mặc dù khá mệt nhưng vẻ đẹp hoang sơ và khung cảnh thoáng đãng sẽ khiến bạn quên hết mệt mỏi và tiếp tục chinh phục khó khăn phía trướcv để ngắm nhìn hình ảnh lá cờ bay phất phới trong sương gió núi rừng và niềm tự hào dân tộc chảy trong tâm hồn. 

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Hà Giang trọn vẹn và tuyệt vời. Đừng quên theo dõi Asahi Luxstay để cập nhật những gợi ý du lịch thú vị và có một chuyến đi trọn vẹn, ấn tượng nhất nhé!