1. Làng nghề thêu ren Văn Lâm

Nằm tại xã Ninh Hải, huyên Hoa Lư, Ninh Bình, làng Văn Lâm được mệnh danh là nơi phát tích, hội tự đầy đủ nhất nhất những tinh hoa của nghề thêu ren. Trải qua hàng thế kỷ, người dân nơi đây vẫn giữ nếp nghề xưa cũ bằng những sản phẩn thêu tay độc đáo có độ tinh xảo vô cùng cao. 

Làng Nghề Thêu Ren Văn Lâm - Giữ hồn Việt trong từng đường kim mũi chỉ

Làng thêu ren Văn Lâm có niên đại từ thời nhà Trần và nằm trong vùng Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, Làng thêu ren Văn lâm có nhiều điều kiện thuận lợi để quảng bá vẻ đẹp thêu thùa đến gần hơn với du khách và bạn bè quốc tế. Các sản phẩm thủ công cao cấp của làng thường được sử dụng để phục vụ các nghi thức, nghi lễ trong đời sống bởi sự tinh xảo và khéo léo trong khâu chế tác như: Áo mũ của đội tế,, tàn, lọng, y môn trong các đình miếu, chốn linh thiêng... Ngày nay, đồng hành cùng xu hướng phát triển kinh tế, làng  thêu ren Văn Lâm chuyên sản xuất những loại hình đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt: Khăn trải bàn, khăn ăn, đồ nội thất, vỏ chăn ga, gối trang trí hoa văn tinh xảo cao cấp. Chính sự tỉ mỉ trong từng chi tiết đã giúp cácsản phẩm của làng thêu ren chinh phục được những khacfhs hàng khó tính nhất, xuất khẩu tới các thị trường lớn như: tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp, Đức, Nhật bản, Hàn Quốc... 

Làng Nghề Thêu Ren Văn Lâm - Giữ hồn Việt trong từng đường kim mũi chỉ

Là nét văn hóa độc đâó cần được bảo tồn và phát triển nên làng thêu ren Văn Lâm nhận được sự quan tâm đặc biệt từ chính quyền địa phương trong bảo tồn và phát huy, giữ gìn nghề truyền thống độc đáo này, đặc biệt là với lớp người trẻ tuổi - Những mầm cây duy trì sức sống cho làng thêu ren Văn Lâm. 

2. Làng gốm Gia Thủy 

Làng Gốm Gia Thủy có tiền thân là làng gốm Long Thịnh, được thành lập từ năm 1959 khi những người thợ khéo léo của Thanh Hóa di cư về đây, xây dựng các lò gốm sứ và thành lập lên làng gốm. Sự khéo léo và tinh tế của những người thợ cần cù chịu khó đã giúp sản phẩm của làng gốm thêm có hồn và mang đậm nét độc đáo, đặc trưng văn hóa riêng biệt. Gốm Gia Thủy không cầu kỳ hoa văn mà chỉ đơn giản là sự kết hợp tinh thế mộc mạc thổi hồn vào từng sản phẩm. Các công đoạn tỉ mỉ để cho ra lò một sản phẩm chỉn chu cả về mặt hình thức lẫn chất lượng là hơn cả, có những sản phẩm người nghệ nhân mất cả tháng trời mới hoàn thành.  Toàn bộ quá trình làm gốm đều được người nghệ nhân làm gốm tiến hành hết sứccẩn thân. Chính vì vậy mà các sản phâm chum, nồi niêu ở đây có dung tích rất lớn, dùng để đựng nước và rượu. 

1 số làng gốm sứ truyền thống Việt Nam!- Ly sứ Vinaly

Có tuổi đời hơn 50 năm, hợp tác xã gốm Gia Thủy (Nho Quan) nổi danh với các sản phẩm đồ dùng sinh hoạt tinh xảo từ gioodm như: Nồi , niêu, chum vại... Để bảo tồn và giữ gìn phát huy văn hóa làng nghề, Gia Thủy đã ưu tiêm dành ra 20ha diện tích đất để cơ sở gốm khai thắc nguồn sét trắng phục vụ phát triển làng nghề gốm tập trung ở các thôn như: Mỹ Lộc, Mỹ Thuộc, Cây Sa, Hoang Bằng. Trải qua bao thăng trầm, làng gốm Gia Thủy vẫn luôn tồn tại nơi vùng đất Ninh Bình. Những người thợ lành nghề, tận tụy vẫn ngày đêm tỉ mẩn làm gốm, cốt để đưa những sản phẩm phản ánh rõ nét giá trị văn hóa đến gần hơn với mọi người. 

Vẻ đẹp người lao động - Báo Quảng Ninh điện tử

3. Làng nghề Sinh Dược

Làng nghề Sinh dược được thành lập từ năm 2014 với tên gọi khách là hợp tác xã Sinh Dược khi chuyên hoạt động trên lĩnh vực sản xuất các sản phẩm dược liệu tiện dụng như tinh đầu xả, hương nhu, muối ngâm chân, xà phòng thảo dược, đồ thủ công mỹ nghệ...

Ninh Bình là địa phương phát triển mạnh về du lịch với trọng tâm là du lịch tâm linh và quần thế di tích danh lam thắng cảnh. Trong quá trình hình thành và phát triển, cây dược liệu là một trong số những dấu ấn đậm nét của địa phương, nhát là phát triển các sản phẩm thiên về sinh dược. Đây là phương án tối ưu để kích thích tiềm năng du lịch, đồng thời tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương, giải quyết thực trạng vấn đề nghề nghiệp, phát triển mô hình sinh kế gắn với cộng đồng. Tại làng sinh dược, người nông dân tham gia góp vốn, đất hoặc những tri thức về dược liệu bản địa, cùng nhau canh tác những cây trồng quen thuộc, sản xuất các sản phẩm với nền tảng kinh nghiệm dân gian và mỗi thành viên là một hướng dẫn viên du lịch trên chính mảnh vườn, rừng, núi của mình.

Làng nghề Sinh Dược – Nơi kế thừa, bảo tồn và phát triển bền vững nghề  thuốc thảo dược của Ninh Bình - Du lịch Ninh Binh

làng Sinh Dược là mô hình sản xuất hàng hóa kết hợp với trải nghiệm bao gồm các dịch vụ:  Tắm ngâm nước khoáng, du lịch homstay kết hợp với mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín ừ khâu tạo vùng nguyên liệu, thu hái, chiết xuất tinh dầu, pha chế kết hợp các bài thuốc dân gian cổ truyền tại vùng đất Sinh Dược tạo ra các sản phẩm cụ thể như muối ngâm chân, tinh dầu các loại, xà phòng tắm, dầu gội, tranh lá bồ đề bình an... tất cả các sản phẩm của HTX đều gắn với hoạt động du lịch, phát huy thế mạnh địa phương. Làng nghề Sinh Dược đã góp phần tạo thu nhập ổn định cho các hộ gia đình và người lao động tại đây, góp phần vào công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững ở địa phương, nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chính quyền cũng như cộng đồng du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm Ninh Bình. 

Hợp tác xã Sinh Dược phát triển bền vững từ nguồn dược liệu bản địa

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về những làng nghề độc đáo tại Ninh Bình. Còn chần chừ gì nữa mà không thực hiện một chuyến du lịch Ninh Bình để cảm nhận và tận hưởng rõ hơn những giá trị văn hóa đặc sắc của dân toccj nhỉ? Và đừng quên liên hệ ngay với Asahi Luxstay để chuyến đi thêm trọn vẹn và ý nghĩa nhất nhé!