Table of Contents

Những ai đã một lần đến với vùng đất này sẽ không bao giờ quên được những cảm giác rất “lạ” cũng như khung cảnh thiên nhiên tại đây. Khi bạn đặt chân xuống với núi rừng chắc chắn ai cũng đều bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí của núi rừng. Không chỉ dừng lại ở đó Tây Nguyên còn thu hút du khách bởi bề dày văn hóa truyền thống độc đáo. 

Nổi tiếng bởi những sắc thái văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú cũng như những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên. Hôm nay hãy cùng Asahi Luxstay khám phá nền “văn minh nương rẫy” khác biệt này nhé!!

Cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác văn hóa của nhân dân | Resource | Câu lạc  bộ lữ hành Unesco Hà Nội - HUTC

1. Tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Từ lâu văn hóa Cồng Chiêng đã ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người con Tây Nguyên, trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân nơi đây.  Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng cho sự tổng hòa các giá trị đa dạng của một vùng văn hóa xứ sở. 

Lễ hội Cồng Chiêng

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Điểm nhấn văn hoá, du lịch

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại hình văn hoá trải dài suốt 5 tỉnh Tây Nguyên chất chứa trong nó là sức mạnh đoàn kết, tinh thần cộng đồng của những anh em đồng bào các tỉnh miền núi. Không quá lạ khi cồng chiêng luôn có mặt trong mọi lễ hội truyền thống của người Tây Nguyên. Lễ hội cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. tạo nên những sử thi đi vào những áng thơ ca đậm chất tây nguyên vừa lãng mạn vừa hùng tráng khẳng định giá trị tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên từ hàng ngàn đời nay. Mang đến những tiếng cồng trầm đục, vừa trầm lắng vừa hào hùng, vọng khắp núi rừng. Mặc dù ngày nay, cồng chiêng đã không còn phổ biến nhưng đây vẫn là một nhạc cụ mang đậm nét văn hóa phi vật thể được nhà nước và rất nhiều tổ chức bảo tồn.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Gìn giữ không gian văn hóa cồng chiêng | Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 15/11/2005, UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc vừa đa dạng phong phú, vừa độc đáo và đậm đà bản sắc của ta.

2. Những áng sử thi Tây Nguyên hào hùng

Tây Nguyên vẫn bí ẩn

Bên cạnh không gian văn hóa Cồng Chiêng độc đáo, Tây Nguyên còn sở hữu những áng anh hùng đầy khí thế. Nhưng có lẽ gọi một cách khoa học chính xác, đó là “sử thi”. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hoá, văn nghệ dân gian thời sơ sử và thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại. Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống… Thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy. Sử thi có thể coi là cuốn “bách khoa toàn thư” của đồng bào Tây Nguyên bởi nó phản ánh chân thực chiều dài lịch sử của dân tộc Tây Nguyên. Nội dung của sử thi chứa đựng những biến cố của dân tộc, xoay quanh những chiến công của những anh hùng có công bảo vệ buôn làng, chống lại những thế lực đen tối. 

Sử thi Tây Nguyên là những áng văn hào hùng, những nhân vật trong sử thi không mang tính cá nhân, mà đại diện cho ước vọng của cả cộng đồng, cho những cuộc đấu tranh vì lý tưởng nhân văn cao cả. Phải kể tới những áng sử thi vĩ đại như: Đăm Săn, Đăm Di, Dyông Dư, Mtao Mxây…đã làm nên tên tuổi của cả một vùng đất Tây Nguyên bao la, rộng lớn.

3. Những lễ hội Tây Nguyên

Đến Tây Nguyên xem lễ hội đua voi

Lễ hội đua voi 

Là một trong những lễ hội Tây Nguyên hấp dẫn, thu hút nhất của Bản Đôn với nhiều hoạt động giải trí đặc sắc có thể kể đến như: lễ cúng cầu cho voi mạnh khỏe, lễ cúng bến nước, lễ hội đâm trâu (hay lễ ăn trâu mừng mùa), voi thi chạy, voi đá bóng, voi bơi vượt sông Sê rê pôk, lễ cúng lúa mới mừng được mùa hội thi văn hoá ẩm thực các dân tộc và hội thi giã gạo…..

Lễ hội cơm mới

Lễ Cúng Cơm Mới - Nét văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Mỗi độ xuân về khắp bản làng sẽ vui ca, ăn uống tưng bừng, người dân miền núi lại tổ chức lễ này để bày tỏ lòng cảm tạ, biết ơn các vị thần linh, trời đất đã cho một vụ mùa bội thu, đầy ắp gạo lúa. 

Lễ hội cafe Tây Nguyên

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của vùng này. Nếu bạn là một tín đồ cà phê, đặc biệt là hương vị đậm đà của cà phê Việt Nam thì đây là lễ hội hoàn hảo dành cho bạn. Có rất nhiều hoạt động thú vị như chương trình ca múa nhạc, hội chợ triển lãm cà phê, hội chợ đường phố, hội thi nhà nông đua tài, đường sách - cà phê,...

Lễ hội bỏ mả 

Lễ bỏ mã để tiễn đưa linh hồn của người đã khuất để về với tổ tiên ông bà. Lễ thường được tổ chức ở các ngôi nhà mồ có đặt những tượng gỗ điêu khắc tinh xảo bên trong mô phỏng lại cuộc sống đời thường để họ không cô đơn nơi âm thế.

Lễ tạ ơn cha mẹ

Lễ tạ ơn cha mẹ của người Gia Rai

Đây là lễ hội truyền thống của người Bana và Jrai, nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn đối với cha mẹ. Dành cho những người đã lập gia đình có dịp quay về sum vầy bên nhà cha mẹ ruột và cha mẹ của chồng vợ.

Tây Nguyên luôn kỳ bí và quyến rũ như vậy, cùng Asahi Luxstay chinh phục vùng văn hóa Tây Nguyên ngay thôi!!