Lễ hội tại Bắc NInh là sự kết hợp chặt chẽ giữa các làng xã và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên đối với cộng đồng làng xã,phản ánh bề dày tinh thần đoàn kết , văn hóa truyền thống Bắc Ninh. Nhờ vậy mà lễ hội được tổ chức chu đáo, quy mô to lớn, với các nghi thức uy nghiêm trang trọng như: rước sách, tế lễ, dâng hương… và các hoạt động văn hóa nghệ thuật hết sức phong phú, hấp dẫn, đậm đà bản sắc của mỗi làng quê Kinh Bắc. Gợi ý top lễ hội nhất định phải “thẩm” ở “béc lin”.

1. Hội Lim - lễ hội “siêu to khổng lồ” nổi tiếng Bắc Ninh

Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày 12,13 tháng Giêng, người dân vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc và du khách thập phương lại nô nức trẩy Hội Lim (huyện Tiên Du) để được hòa mình vào không gian lễ hội đặc sắc, nghe các liền anh, liền chị Quan họ cất lên những câu ca mượt mà, đằm thắm.

Tiến hành phần lễ ở hội Lim (nguồn:sưu tầm)

Hội Lim đến rước thể hiện sự trang nghiêm, thành kính. Người dân sẽ mặc những bộ trang phục sặc sỡ và đẹp nhất để tham gia lễ rước. Sáng ngày 13 là lễ rước cầu từ chùa Trung sang chùa Hồng, sau đó chúng tôi đón đoàn rước theo thứ tự ngược lại và vào họp. Ngay từ ngày 12, lễ hội chưa bước vào ngày hội chính thức nhưng những làn điệu dân ca quan họ đã vang lên từ các liền anh, liền chị trên thuyền rồng đặc trưng.

Hình ảnh các chị mặc áo bà ba, đầu đội khăn mỏ quạ hay hình ảnh ông đồ long váy, khăn và ô, đã trở nên rất quen thuộc. Những làn điệu mời nước mời trầu, khách đến chơi nhà… được cất lên làm ấm lòng du khách gần xa. Hội Lim đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ…  đã đi sâu vào đời sống nghệ thuật và tâm linh của mọi người một cách rất tự nhiên. 

Hát trao duyên (nguồn:sưu tầm)

Những ca khúc như Nhớ Hội Lim, Anh Đi Hội Lim, Tìm Em Chiều Tối Hội Lim … là những ca từ tồn tại theo năm tháng, ăn sâu vào tâm trí những người đã từng thưởng thức làn điệu quan họ cổ truyền. Hãy một lần đến với mảnh đất Bắc Ninh với những con người hồn hậu, mến khách. Mời bạn về với Hội Lim và về với những miền sơn cước đậm đà bản sắc.

2. Hội rước pháo làng Đồng Kỵ - chiêm ngưỡng dàn pháo siêu “khủng”

Theo thông lệ hằng năm, sáng 25/1 (mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn mở hội rước pháo. Mỗi quả pháo được trang trí với một đầu hình ngôi sao và một đầu hình trống đồng, nặng gần 1 tấn. Thân pháo được chạm khắc hình Long - Lân - Quy - Phụng.Sau khi pháo được đưa ra sân đình, các "quan sai" sẽ lau chùi sạch sẽ trước giờ rước.Các bô lão cùng 4 quan đám trong làng làm lễ tại đình. 

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức trong khuôn viên đình, chùa và đền của làng dựng ở phía Đông Bắc, nằm bên bờ sông Ngũ Huyện Khê.Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng. Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc (vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng).Khoảng 11h, hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người. Mỗi quả pháo được đàn ông trong làng thay nhau khiêng từ Nhà văn hóa truyền thống đến sân đình của làng để làm lễ. Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò vang dội “mừng pháo Nhất", "mừng pháo Nhì” tượng trưng cho tiếng pháo.

Xem trai làng cởi trần, rước pháo "khủng” tại ngôi làng tỷ phú ở Việt Nam

Những người rước pháo phải từ 35 tuổi trở lên. Sau khi rước quả pháo dài 6 m và 5,8 m quanh làng, 4 ông quan đám diễn trò, múa tại sân đình. Họ được các thanh niên cởi trần, mặc quần đùi đỏ tung hô và giữ chắc ở trên cao.Làng Đồng Kỵ sẽ chọn 4 người bước sang tuổi 50 ở mỗi giáp, làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (gọi là Quan đám đỏ). Mỗi vị tướng có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra những quả pháo từ nhỏ đến to, quả nhỏ (pháo tư) dài khoảng 5m, quả lớn nhất (pháo nhất) có thể đến 15m, pháo hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1m. Quan đám trùm khăn đóng giả gái mua vui cho mọi người. Vị quan đám nào được giữ đứng lâu nhất sẽ là người chiến thắng

3. Hội đền Bà Chúa Kho -  điểm “vay vốn” tâm linh

Theo tục truyền hàng năm, người dân nơi đây lấy ngày 14 tháng Giêng là ngày Lễ hội Đền Bà Chúa Kho nhằm tưởng nhớ đến những công lao to lớn của bà. Vào những ngày này người dân trên khắp cả nước nô nức kéo nhau đến Đền Bà Chúa Kho để cầu an, cầu lộc, Mỗi năm Đền đón tiếp hàng ngàn lượt khách tới cúng tế. 

Bắc Ninh: Không tiếp khách, đóng cửa đền Bà Chúa Kho từ ngày 5.2

Dòng người tấp nập chơi hội

Những mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, có thể đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ.  Cầu kỳ hơn thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy dâng lên Bà Chúa Kho. Tất cả thể hiện sự thành tâm cầu khấn mong một năm mới đủ đầy, an khang thịnh vượng. Và trong số đó có không ít người đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho.Nghi thức “vay vốn” tại đây vô cùng thú vị. Mọi người thường chuẩn bị sớ, lễ để dâng hương. Trong đó, trong sớ sẽ phải ghi rõ là vay bao nhiêu, sử dụng làm gì, và bao lâu sẽ trả y như khi vay vốn thật vậy. Thậm chí còn có nhiều trường hợp hứa rằng vay 1 trả 5, trả 10... với niềm tin Bà Chúa Kho sẽ phù hộ độ trì cho mình làm ăn phát đạt tấn tới.

Và với tín ngưỡng tâm linh đã vay thì phải trả nên dù có làm ăn tốt hay không thì người ta vẫn giữ đúng lời hứa tạ lễ cuối năm rất lớn ở đền Bà Chúa Kho mong cho năm sau vốn liếng dồi dào, làm ăn tốt hơn... Nếu cuối tháng rồi mà lương vẫn chưa về thì đến ngay Đền Bà Chúa Kho để hỗ trợ “vay không lãi suất”.

Nếu có dịp ghé thăm Bắc Ninh thì hãy cho Asahi Luxstay cơ hội trải nghiệm du xuân đáng nhớ cùng bạn nhé!!

👉 Liên hệ để được tư vấn thuê căn hộ dịch vụ và Dịch vụ lữ hành :0919.501.881