Bên cạnh những danh lam thắng cảnh văn hóa lịch sử của Hà Nội thì Cột cờ Hà Nội vẫn được coi là biểu tượng kiên cố nổi bật nhất của thủ đô. Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ Đài nằm trong quần thể Hoàng Thành Thăng Long còn nguyên vẹn, tồn tại theo thời gian. Cùng Asahi Luxstay tìm hiểu về Cột Cờ Hà Nội trong bài viết dưới đây.
I. Cột cờ Hà Nội ở đâu?
- Địa chỉ: Cột cờ nằm trên đường Điện Biên Phủ, Q. Ba Đình, Hà Nội.
- Giá vé: 20.000 VNĐ/người (học sinh, sinh viên, người trên 60 tuổi được giảm 50% giá vé)
- Chiều cao: 33m
- Thời gian mở cửa: 9h - 17h
Cột cờ Hà Nội được xây dựng trên phần đất của Hoàng Thành Thăng Long. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên khi tham quan cụm di tích Hoàng Thành.
Ngày nay, cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam, trên con đường Điện Biên Phủ, đối diện với vườn hoa Lenin.
II. Hướng dẫn cách di chuyển đến cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội nằm ở khu vực trung tâm thủ đô, cách Hồ Hoàn Kiếm chưa đến 1km. Bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện cá nhân hay công cộng đến đây.
Với những bạn di chuyển bằng xe máy - ô tô, từ Hồ Hoàn Kiếm bạn đi theo hướng Tràng Thi sau đó rẽ sang đường Điện Biên Phủ là đến Cột cờ Hà Nội.
Nếu di chuyển bằng xe buýt, hãy chọn một trong các tuyến xe 02, 18, 32, 34, 45.
III. Cột cờ được xây dựng năm nào?
Cột cờ được khởi công xây dựng từ năm 1805 đến năm 1812 dưới triều Nguyễn, cùng thời với Thành Hà Nội.
Công trình có kết cấu dạng tháp với chức năng như một đài quan sát nội và ngoại thành lúc bấy giờ. Đây cũng là lý do mà vì sao chính quyền đô hộ Pháp đã không phá hủy di tích này trong giai đoạn từ năm 1894 - 1897.
IV. Ai xây dựng cột cờ Hà Nội?
Khi dời đô về Huế, nhà Nguyễn hạ cấp Thăng Long thành Bắc Thành. Chính vì Bắc Thành không thể to hơn kinh đô nên vua Gia Long đã cho xây lại theo kiến trúc Vauban ngay tại vị trí cũ và thu hẹp kích thước.
Ngoài cột cờ Hà Nội, ở Việt Nam còn có 3 công trình thành lũy khác có cột cờ do nhà Nguyễn:
- Kinh thành Huế
- Thành Sơn Tây
- Thành Nam Định
V. Cột cờ Hà Nội có gì đặc biệt?
Toàn bộ cột cờ cao 33m, nếu tính cả trụ treo cờ sẽ là 41m. Tại đây sẽ được tham quan cả trong và ngoài. Bên trong rất rộng rãi, thoáng mát, trưng bày súng và những tượng của người anh hùng.
Đế cột cờ có hình vuông, và nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau. Bố cục cân đối tạo nên những đường nét vững vàng cho cột cờ Hà Nội. Điều đặc biệt là kể cả trong những ngày nắng nóng mùa hè Hà Nội thì nhiệt độ bên trong cột cờ vẫn luôn mát mẻ.
Trên nóc cột cờ là lá quốc kỳ biểu tượng quan trọng cho sự thống nhất đất nước và sẽ được thay mới sau 2 - 3 tuần. Theo lối bậc thang dẫn lên đỉnh cột cờ, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh máy bay trực thăng của Bảo tàng Quân sự và công viên Lê-nin.
- Nhìn từ hướng Bắc của Cột cờ có nhiều di tích cổ như: Đoan Môn, Lầu Công Chúa, cửa Bắc
- Hướng Đông nhìn ra Nhà Bưu Điện
- Hướng Tây nhìn ra Quảng Trường Ba Đình và bảo tàng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
- Hướng Nam là không gian được mở rộng với nhiều kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội.
Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát một vùng rộng lớn bên trong và bên ngoài của thành cổ. Trừ cửa Hướng Bắc, 3 cửa còn lại của kỳ đài đều được khắc tên riêng.
- Cửa Hướng Đông: Nghênh Húc (đón ánh nắng ban mai)
- Cửa hướng Tây: Hồi Quang (ánh sáng phản chiếu)
- Cửa Hướng Nam: Hướng Minh (hướng về ánh sáng)
VI. Các địa điểm tham quan gần Cột Cờ Hà Nội
6.1 Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn là điểm thăm quan nổi tiếng của Hà Nội mang nhiều dấu ấn lịch sử. Đây cung là địa điểm tổ chức những chương trình nghệ thuật lớn của các nghệ sĩ.
6.2 Quảng Trường Ba Đình
Là trung tâm chính trị của Việt Nam với tòa nhà Quốc hội, phủ chủ tịch, bảo tàng Hồ Chí Minh,.. Quảng trường nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và cũng là nơi diễn ra các cuộc diễu hành ngày lễ lớn.
6.3 Hồ Gươm
Nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ Gươm luôn là điểm đến được du khách lựa chọn trong chuyến du lịch Hà Nội. Ngắm trọn cảnh đẹp cổ kính tĩnh lặng của mặt hồ, ngồi chùa cổ kính, tháp rùa rêu phong.
6.4 Phố cổ Hà Nội
Là điểm đến thú vị hấp dẫn, nơi tập trung 36 phố phường đông đúc dân cư sinh sống và dạo quanh mua các món đồ lưu niệm.
6.5 Văn Miếu Quốc Tử Giám
Là chứng nhân lịch sử ngàn năm văn hiến của thủ đô Hà Nội, nơi đây là điểm đến thu hút rất động du khách ghé thăm. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức, nền giáo dục Việt Nam.
Dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thành phố có phát triển hiện đại thì thủ đô Hà Nội vẫn giữ được uy nghiêm, trầm mặc cổ kính nhờ vào những di tích văn hóa mà tiền nhân đã để lại. Từ đó khơi gợi niềm tự hào dân tộc yêu nước của mỗi con người Việt Nam.
Cột cờ Hà Nội vẫn mãi là biểu tượng cho niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam. Sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá về lịch sử, thiết kế cổ kính còn giữ qua bao nhiêu năm tháng.