Mùa thu Hà Nội là những nhớ thương lạc trôi đến tận cùng cảm xúc, là những cơn gió thổi nhẹ mang hương hoa sữa ngọt ngào len lỏi khắp những con đường đầy lá vàng, là nhịp sống chậm rãi của con người trên những con phố đã nhuốm màu xanh rêu cổ kính của thời gian, còn là hương vị đặc sắc, phong phú của ẩm thực thu Hà Nội…
Ẩm thực Hà Nội mùa nào cũng hấp dẫn nhưng có lẽ đặc biệt và phong phú nhất là khi thu về. Trong cái thời tiết se se lạnh cùng nỗi hoài niệm về những gì cổ kính, xưa cũ, được thưởng thức cái nóng hổi của bát cháo sườn hay vị thơm dẻo của cốm làng Vòng là điều tuyệt vời và hạnh phúc mà có lẽ ai ai cũng nên cảm nhận một lần trong đời.
1. Cốm làng Vòng
Mùa thu Hà Nội là mùa cốm xanh về. Không phải ngẫu nhiên mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi nhắc về Hà Nội đã nói:
“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”
Cốm từ lâu đã trở thành thức quà quen thuộc của người dân thủ đô, nhưng xanh nhất, thơm nhất và ngon nhất là cốm vào mùa thu. Cốm là gạo (ngũ cốc) khi còn non và chưa chín được xay nhuyễn, sau đó được gói vào lá dong non hoặc lá sen và rang để tạo ra một hương vị đặc trưng. Những hạt cốm xanh non tựa như chắt lọc những gì tinh túy nhất của đất trời, hòa quyện với hương thơm thanh tao tạo nên món đặc sản mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
Làng Vòng nằm ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, là nơi nổi tiếng với truyền thống sản xuất và cung cấp cốm. Đây là một làng nghề truyền thống với hơn 400 năm lịch sử làm cốm. Người dân làng Vòng đã lưu giữ công thức làm cốm từ đời này sang đời khác, làm cho cốm nơi đây luôn mang hương vị độc đáo khác biệt với những nơi khác.
Cốm làng Vòng có hương thơm tự nhiên và vị ngọt thanh dịu. Khi ăn, cốm được kết hợp với chuối tiêu, đậu xanh luộc hoặc đậu phộng rang, tạo ra sự kết hợp đặc sắc, ngon miệng. Bên cạnh đó, cốm cũng có thể được sử dụng để chế biến các món ăn khác như bánh, chè hoặc trà cốm.
Cốm làng Vòng không chỉ được coi là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt khi thu về mà còn thể hiện sự gắn kết và tình yêu đối với nền văn hóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam.
2. Cháo sườn
Cháo sườn thì ở đâu và ở thời gian nào cũng có, nhưng thưởng thức từng muỗng cháo nhuyễn như tan trong miệng trong tiết trời mát mẻ và không gian lãng mạn của mùa thu có lẽ là tuyệt vời nhất.
Cháo sườn là một món ăn truyền thống và rất phổ biến trong ẩm thực đường phố của thủ đô Hà Nội. Cháo được nấu từ gạo và xương sườn heo, có hương vị đậm đà và bổ dưỡng. Mặc dù được chế biến đơn giản nhưng công đoạn nấu nước dùng là rất quan trọng, là nhân tố chính tạo nên hương vị đặc trưng của cháo sườn Hà Nội. Xương sườn heo được luộc chín mềm và nước luộc này sau đó được sử dụng để nấu cháo. Gạo cũng được lựa chọn kỹ càng và nấu chín mềm, hòa quyện với nước dùng xương sườn, tạo thành một bát cháo mịn và thơm ngon.
Khi ăn, cháo sườn được thêm một số gia vị như tiêu, hành phi, lá chanh và rau mùi để tăng thêm hương vị. Món ăn này thường được ăn kèm với các loại rau sống như giá, rau thơm, đặc biệt là ăn cùng với bánh quẩy giòn giòn và một ít ruốc sẽ khiến vị cháo ngon hơn.
Cháo sườn là món ăn ngon và dễ tiêu hóa, còn là món ăn mang lại sự ấm áp, thân thiện và gắn kết của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Vì vậy, không khó để bắt gặp những quán cháo bán vỉa hè những vô cùng chất lượng. Bát cháo sườn nóng hổi, có vị ngọt của nước hầm xương đi kèm chút quẩy giòn là có ngay một bữa xế no nê trước khi tiếp tục hành trình khám phá vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội.
3. Bánh đúc nóng
Bánh đúc nóng luôn là một trong những lựa chọn lý tưởng để lót dạ mỗi độ thu sang ở Hà Nội. Bánh đúc nóng là một món ăn truyền thống và phổ biến của Hà Nội, được bày bán từ sáng sớm cho đến tận khuya.
Khác với bánh đúc truyền thống đặc và mịn, bánh đúc nóng được nấu dẻo từ hai loại bột đặc trưng là bột gạo tẻ và bột năng. Phần khó nhất chính là quấy bột, dành cho những bàn tay khéo léo đã thuần thục, quen động tác khuấy vòng tròn đều đặn và nhịp nhàng. Một nồi bánh đúc đạt tiêu chuẩn sẽ thơm mùi gạo mới, không khê, không vón hay bén nồi. Mỗi bát bánh đúc có một chút thịt băm xào với mộc nhĩ, thịt là phần nạc không hoặc có ít mỡ, xào thơm nức mũi. Vị thịt béo ngậy ngọt bùi, vị mộc nhĩ giòn giòn, rau mùi thơm phức thêm tương ớt, tiêu, hành phi kết đôi hài hòa với cái mịn mượt của phần bánh đúc. Người bán hàng sẽ chan vào bát vừa đủ nước mắm chua ngọt còn nóng hổi, rắc thêm rau mùi. Khi ăn nước dùng thấm vào phần bánh đúc, vị giác người thưởng thức như đung đưa bởi nước thịt xào thơm phức hòa vào phần nước mắm, tạo thành một hương vị ngọt ngào tự nhiên.
Đến Hà Nội, ta có thể tìm mua bánh đúc nóng ở các quán, gian hàng nhỏ hoặc xe đẩy di động trên các con phố. Một bát bánh đúc chỉ từ 10 ngàn đến 20 ngàn như hương vị truyền thống của bánh đúc Hà Nội chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng khi thưởng thức!!!
3. Bún chả Hà Nội
Bún chả là món ăn đặc trưng của thủ đô Việt Nam, được rất nhiều người yêu thích. Bún chả gồm hai thành phần chính: bún và chả, thịt viên nướng. Thịt chả được làm từ sườn heo non đã được ướp gia vị và nướng trên lửa hoặc than củi cho đến khi thơm vàng. Bún có thể là bún tươi hoặc bún khô, tùy vào sở thích cá nhân từng người. Bún tươi thì mềm mịn và bún khô có kết cấu hơi dai.Khi ăn bún chả Hà Nội sẽ được phục vụ cùng một đĩa chả nướng, một đĩa rau sống gồm các loại rau như: rau diếp cá, rau sống, giá, hành lá… và một đĩa nước mắm pha chua ngọt, tỏi băm và ớt.
Bún chả Hà Nội là thức quà dân dã của Hà Nội, “gây thương nhớ” cho bất kỳ ai thưởng thức, đặc biệt là những người lữ khách phương xa. Tận hưởng vị thơm ngon của những miếng thịt chín vàng kết hợp với màu trắng của bún và đủ vị chua, cay, mặn, ngọt của nước chấm trong không khí trong lành, mát dịu quyến rũ đến lạ kỳ của Hà Nội thật khó quên!!!
4. Chè khúc bạch
Trong những ngày thu mát mẻ thì rất thích hợp để thưởng thức ngay một bát chè khúc bạch. Chè khúc bạch là món tráng miệng truyền thống của người Hà Nội. Chè khúc bạch gồm các thành phần chính như khúc bạch (bột nếp), long nhãn, đậu xanh, nước cốt dừa, đường, nước đường và có thể cho thêm nho khô, hoa quả hoặc hạt sen tùy theo sở thích. Nguyên liệu này được chế biến thành từng lớp trên một cái khay vuông hoặc các khuôn nhỏ. Sau đó, chè được hấp cho đến khi chín và có cảm giác mịn.
Khi ăn chè khúc bạch, ta sẽ cảm nhận được sự ngọt mát từ nước cốt dừa kết hợp với vị bùi béo của khúc bạch và đậu xanh. Chè được thưởng thức lúc còn ấm hoặc để nguội đều ngon. Những miếng khúc bạch mịn, mát lịm, dẻo dẻo, thơm thơm, béo ngậy kết hợp với nhãn tươi thanh mát tạo nên món chè đặc biệt. Lướt qua Hà Nội nhất định nên thử món chè này để cảm nhận hương vị đặc trưng này!!!
Trên đây là một số ẩm thực đặc sắc nên thưởng thức khi thủ đô cổ kính thay áo chuyển mình sang thu. Ngoài ra, các món như: chả rươi, sấu chín,... cũng là những đặc sản mùa thu nổi tiếng của Hà Thành. Thu này, ghesd Hà Nội để trai nghiệm phong vị rất riêng của nơi đây và đừng quên liên hệ tới Asahi Luxstay để chuyến đi thêm trọn vẹn nhất nhé!