Đến bây giờ các nét đẹp văn hóa dân gian ấy vẫn tiếp tục được lưu truyền và phát triển nhằm thể hiện sự biết ơn đối với cha ông ta thời trước đã gây dựng lên hình hài đất nước… Mỗi lễ hội, tập tục đều mang trong mình một ý nghĩa riêng, câu chuyện riêng…
Lễ Nguyên đán triều Nguyễn là một trong những lễ hội đặc sắc và để lại nhiều dấu ấn. Đây là một loại lễ hội truyền thống thường được tổ chức vào ngày mồng 1 Tết. Nhằm phát huy được di sản vật thể lẫn phi vật thể và đồng thời giới thiệu vẻ đẹp truyền thống cung đình cổ xưa. Được trung tâm bảo tồn di tích cố đô tái hiện sân khấu hóa hoàn toàn trong năm mới tân sửu 2021.
Vào thời nhà Nguyễn 1802-1945 đây là nghi lễ quan trọng khởi đầu cho một năm mới được tổ chức long trọng trong triều đình. Nhà vua sai giá từ điện Cần Chánh lên điện Thái Hòa để thân hành chính lễ. Trong buổi lễ các quan sẽ dâng biểu chúc mừng nhà vua và mang ân vua trong dịp Nguyên Đán với các nghi thức trang nghiêm gắn với đại nhạc tiểu nhạc. Sau đó Vua rời khỏi điện Thái Hòa về lại điện cần chánh để tiếp tục nghi thức Nguyên Đán. Tại đây, các hoàng đệ và hoàng tử nhỏ tuổi, các thân công hoàng tử sẽ lạy vua mừng vua, tiếp đó vua sẽ thưởng bàn yến tiệc và thưởng xuân diễn ra ở điện Cần Chánh.
Dưới hình thức sân khấu hóa thực cảnh nghi lễ Nguyên Đán đã được tổ chức một cách bài bản, trang nghiêm, nỗ lực tái hiện để được nguyên bản nhất, sao cho giống với nét đẹp truyền thống cổ truyền trầm tích của cha ông sẽ được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đặc biệt là tại mảnh đất giàu chiều sâu văn hóa như cố đô Huế. Qua việc tái hiện nghi thức này người ta muốn gửi gắm thông điệp rằng: Một năm mới lại về với những dự báo tốt đẹp về diễn trình văn hóa Huế những sắc màu và những nghi thức. Đặc biệt những nghi thức, lễ là những yếu tố sẽ tác động nên tính cách về sau của người Huế . Để có được ứng xử, tính cách như người Huế hôm nay chính là xuất phát từ những nghi thức, lễ ở trong cung và từ đó tác động ra bên ngoài. Và đó là những nét đặc tủng nhất của văn hóa vật thể và phi vật thể của cố đô Huế.
Cùng với việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa từ bao đời nay. Việc nghiên cứu, tái hiện và sân khấu hóa các nghi lễ trọng đại từ bao đời sẽ là một sợi dây kết nối bền chặt dòng chảy cội nguồn qua nhiều thế hệ.
Các triều Huế luôn mang một phong vị rất riêng. Một phần có lẽ các nghi lễ truyền thống vẫn luôn được giữ gìn và phát triển và vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống hiện đại như thế.