Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện mộc châu là ngày hội thường niên diễn ra vào dịp Quốc Khánh 2/9 hàng năm do UBND huyện Mộc Châu tổ chức. Năm nay - 2022 có một số hoạt động sau:
I. Hoạt động văn hóa, thể thao
1. Đêm ngày 01/9 - Chương trình nghệ thuật
Nội dung:
- Tổ chức chương trình lễ công bố quyết định danh mục di sản Văn Hóa phi vật thể quốc gia “nghi lễ Cấp Sắc của người Dao, Lễ cúng dòng họ người Mông” tỉnh Sơn La.
- Tổ chức chương trình nghệ thuật giới thiệu về miền đất, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu.
- Tổ chức vòng xòe đoàn kết các dân tộc.
- Tổ chức bắn pháo bông chào mừng Cách mạng Tháng 8 và Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Thời gian:
- Từ 21h00’ đến 23h30’ ngày 01/9
Địa điểm:
- Sân vận động huyện Mộc Châu
2. Cuộc thi tìm kiếm “Hướng dẫn viên du lịch Mộc Châu”
- Đối tượng: các cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh, nhân dân, người lao động sinh sống và làm việc trong và ngoài huyện.
- Hình thức: Tất cả thí sinh phải tham gia vòng loại và chọn 10 thí sinh xuất sắc vào vòng chung kết.
- Vòng loại: Thi Lý thuyết gồm câu hỏi về nghiệp vụ hướng dẫn; kiến thức (Kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên...); Thi kỹ năng thuyết minh tuyến điểm du lịch qua băng hình trong thời gian 05 - 10 phút (Băng hình do thí sinh tự chuẩn bị).
- Vòng Chung kết: Thi khả năng (hát, kể chuyện, tổ chức trò chơi…) lôi cuốn khách du lịch trong thời gian 05- 10 phút, nội dung do thí sinh tự chuẩn bị; Thi hùng biện: Thí sinh tham gia thi hùng biện trong thời gian tối đa 5 phút, nội dung hùng biện là giới thiệu về một điểm du lịch, một nét đẹp của tự nhiên, văn hóa, con người, lịch sử, văn hóa của con người Mộc Châu…., cho khách du lịch (chủ đề do ban tổ chức quy định).
- Thời gian phát động: Từ ngày 01/8 - 20/8. Thí sinh đăng ký tham gia gửi về Phòng Văn hóa &Thông tin trước ngày 20/8.
- Thời gian sơ khảo: Từ ngày 21/8 - 23/8.
- Thời gian thi chung kết: 19h30’ ngày 30 - 31/8.
- Địa điểm: Tại Nhà văn hóa huyện
3. Hoạt động văn hóa công đồng đường phố
- Nội dung: Biểu diễn dân ca, dân vũ, tấu nhạc cụ dân tộc của các dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Mông, Dao huyện Mộc Châu.
- Hình thức: Các nghệ nhân, diễn viên biểu diễn văn nghệ tại một số điểm trên tuyến đường Quốc lộ 6, đường nội thị của huyện vùng này (trong đó có mời đại biểu, du khách cùng tham gia); tái hiện hoạt động sinh hoạt văn hóa của các dân tộc (hình ảnh người phụ nữ dân tộc Mông dắt ngựa, chở chồng…) đi trên các trục đường quốc lộ, đường nội thị khu vực tổ chức các hoạt động ngày hội.
- Lực lượng tham gia: Diễn viên dân tộc Kinh (thị trấn Mộc Châu) 40 diễn viên; dân tộc Thái (xã Mường Sang, Chiềng Hắc) 40 diễn viên; dân tộc Mông ( xã Tân Lập; thị trấn Nông Trường Mộc Châu) 50 diễn viên; dân tộc Mường (thị trấn Nông Trường Mộc Châu) 30 diễn viên; dân tộc Dao (xã Phiêng Luông) 40 diễn viên.
- Thời gian tập luyện tại cơ sở: Từ ngày 12/8 - 29/8.
- Thời gian hợp luyện, duyệt chương trình tại huyện: Ngày 30 - 31/8.
- Thời gian biểu diễn: Sáng từ 08h00’ - 10h30’, chiều từ 14h00’ - 17h00’, ngày 01/9.
- Địa điểm: Tiểu công viên thuộc Tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu; Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, sân Nhà văn hóa huyện, Sân vận động huyện; Tiểu công viên Tiểu khu 9, thị trấn Mộc Châu.
4. Trại Văn hoá, văn hoá cộng đồng các dân tộc Mộc Châu
- Nội dung: Trưng bày trang trí trại văn hoá, giới thiệu và bán các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ẩm thực, trang phục, công cụ lao động sản xuất; thi múa xòe.
- Hình thức: Tổ chức giới thiệu 15 trại văn hoá đặc trưng cho các dân tộc huyện Mộc Châu.
- Đối tượng tham gia: 15 xã, thị trấn.
- Thời gian: Từ 08h00’ ngày 31/8 đến hết ngày 02/9(chấm trại văn hoá, văn hoá cộng đồng: Từ 14h00’ ngày 01/9).
- Địa điểm: Tại Sân vận động huyện.
5. Hội thi ẩm thực các dân tộc Mộc Châu
5.1 Thi giã bánh dày
- Nội dung: Tổ chức thi giã bánh dày truyền thống dân tộc Mông.
- Đối tượng tham gia: Xã Chiềng Hắc, Tân Lập, Lóng Sập, Chiềng Khừa, thị trấn Nông Trường Mộc Châu (khuyến khích các đội giới thiệu cách thức giã bánh dày và bán sản phẩm tại gian trại văn hóa)
- Thời gian, địa điểm: 08h00’ ngày 01/9, tại Sân vận động huyện.
5.2 Thi nấu cơm
- Nội dung: Các đội thi nấu cơm phải thực hiện 4 điểm chính: Lấy lửa bằng các hình thức cọ sát vật liệu tự nhiên (không dùng bật lửa, diêm, hoặc than củi…); kê bếp, nấu cơm (tự giã gạo, không dùng gạo có sẵn để nấu); thịt gà (phải đun nước thịt gà tại chỗ), chế biến các món ăn; trình bày mâm cơm.
- Đối tượng: Xã Đông Sang (04 bản), Mường Sang (03 bản), thị trấn Nông Trường Mộc Châu (01 tiểu khu). Việc cử các bản, tiểu khu tham gia thi do các xã, thị trấn lựa chọn.
- Thời gian, địa điểm: 09h00’ ngày 01/9, tại Sân vận động huyện.
5.3 Thi Trình bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc
- Nội dung: Mỗi đội chuẩn bị trước một mâm cơm, bao gồm các món ăn dân tộc độc đáo và hấp dẫn, mang đặc trưng riêng của dân tộc mình (bao gồm cả các món ăn vừa được chế biến ở phần thi nấu cơm). Các món ăn phải được chế biến, kết hợp hài hòa từ các loại thực phẩm động vật, thực vật, đảm bảo ngon, chất lượng, an toàn và trình bày đẹp (có thể kết hợp với các loại hoa, quả để trình bày, tạo sự hấp dẫn, đẹp mắt).
- Đối tượng: 15 xã, thị trấn.
- Thời gian, địa điểm: 10h00’ ngày 01/9, tại Sân vận động huyện.
6. Thi Nhảy Tha Kềnh dân tộc Mông
- Đối tượng: Là nghệ nhân, diễn viên dân tộc Mông của các bản, tiểu khu có hộ khẩu thường trú tại vùng này . (Các xã, thị trấn có dân tộc Mông sinh sống ít nhất cử 01 đoàn tham dự, số lượng diễn viên ít nhất từ 10 diễn viên trở lên).
- Nội dung: Thi nhảy Tha Kềnh.
- Hình thức: Nhảy khèn đơn, nhảy khèn tập thể.
- Thời gian biểu diễn: Mỗi đoàn biểu diễn trong thời gian từ 10 - 25 phút.
- Thời gian khai mạc: 8h00’ ngày 31/8.
- Thời gian Bế mạc: 19h30’ ngày 31/8.
- Địa điểm: Nhà Văn hóa huyện Mộc Châu.
7. Các hoạt động thể thao dân tộc, trò chơi dân gian
- Nội dung: Thi đấu các môn: Đánh Tu Lu, Rồng Ấp trứng.
- Đối tượng tham gia: Vận động viên 15 xã, thị trấn.
- Hình thức: Thi đấu tập thể, thi đấu cá nhân.
- Thời gian: Ngày 31/8-01/9.
- Địa điểm: Sân Vận động huyện.
II. Hoạt động du lịch, thương mại
1. Hội chợ thương mại
- Nội dung: Tổ chức không gian hội chợ phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán các mặt hàng, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài huyện, các doanh nghiệp của nước bạn Lào.
- Thời gian: Từ ngày 28/8 đến hết ngày 05/9.
- Địa điểm: Tại khu vực 224 cũ, Tiểu khu 8, thị trấn Mộc Châu.
2. Tổ chức “Hội hoa và các sản phẩm nông nghiệp huyện Mộc Châu”
- Nội dung: Trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm về nông nghiệp, rau, hoa chất lượng cao của mảnh đất này, gồm: Chè, sữa, mận hậu, rau, hoa chất lượng cao; tổ chức tham quan các vườn rau, hoa và các mô hình nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, các tác phẩm ảnh đẹp Mộc Châu, giới thiệu các chuyến đi giá rẻ, điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Mộc Châu.
- Hình thức: Tổ chức không gian hoa, sản phẩm du lịch, nông nghiệp Mộc Châu (bao gồm Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chè, sữa, hoa, rau, quả…trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện).
- Thời gian: Từ ngày 30/8 đến hết ngày 01/9.
- Địa điểm: Tại Nhà văn hóa huyện Mộc Châu.
3. Chợ thổ cẩm
- Nội dung: Trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm về trang phục, khăn, túi thổ cẩm…của các dân tộc.
- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 31/8 đến hết ngày 02/9 tại sân bến xe tĩnh, tiểu khu 6, thị trấn Mộc Châu.
4. Tổ chức các tour tham quan hành trình
- Nội dung: Tổ chức các tour tham quan du lịch đến các di tích, danh thắng, điểm tham quan du lịch, bao gồm:
- Tham quan đồng cỏ, trại chăn nuôi, dây chuyền sản xuất sữa của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.
- Tham quan đồi chè, dây truyền, quy trình sản xuất chè của các công ty, doanh nghiệp chè trên địa bàn (đặc biệt tại Công ty CP Vinatea Mộc Châu; Công ty CP chè Cờ Đỏ; Doanh nghiệp tư nhân Mộc Sương; Công ty TNHH LIGARDEN Việt Nam).
- Tham quan các mô hình trồng rau quả sạch, trồng hoa chất lượng cao.
- Tham quan mô hình trồng chanh leo trên địa bàn huyện (Tiểu khu 84/85, thị trấn Nông trường Mộc Châu).
- Tham quan các di tích lịch sử, văn hoá: Hang Dơi, Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến, Đồn Mộc Lỵ; nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, công nhân Nông trường Mộc Châu; di tích chùa Chiền Viện (chùa Vặt Hồng)…
- Thời gian: Từ ngày 28/8 đến hết ngày 04/9.
5. Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch tại khu vực cửa khẩu Lóng Sập
- Nội dung: Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao mừng Quốc khánh 2/9 và quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Lào.
- Thời gian: Ngày 02/9.
- Địa điểm: Tại khu vực cửa khẩu Lóng Sập.
6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tại khu vực Rừng thông bản Áng, xã Đông Sang
- Nội dung: Thi múa xòe, thi dân ca dân vũ; thi đấu các hoạt động thể thao dân tộc, trò chơi dân gian; tổ chức trưng bày, giới thiệu không gian văn hóa, các sản phẩm đặc trưng dân tộc Thái.
- Đối tượng: Các bản, tiểu khu thuộc xã Đông Sang.
- Thời gian: Từ ngày 31/8 đến hết ngày 02/9.
- Địa điểm: Rừng thông bản Áng, xã Đông Sang.
Lời kết
Mong rằng những thông tin về ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu trên đây sẽ giúp bạn có được những thông tin kịp thời cho chuyến du lịch Mộc Châu sắp tới.
Table of Contents
- I. Hoạt động văn hóa, thể thao
- 1. Đêm ngày 01/9 - Chương trình nghệ thuật
- 2. Cuộc thi tìm kiếm “Hướng dẫn viên du lịch Mộc Châu”
- 3. Hoạt động văn hóa công đồng đường phố
- 4. Trại Văn hoá, văn hoá cộng đồng các dân tộc Mộc Châu
- 5. Hội thi ẩm thực các dân tộc Mộc Châu
- 6. Thi Nhảy Tha Kềnh dân tộc Mông
- 7. Các hoạt động thể thao dân tộc, trò chơi dân gian
- II. Hoạt động du lịch, thương mại
- 1. Hội chợ thương mại
- 2. Tổ chức “Hội hoa và các sản phẩm nông nghiệp huyện Mộc Châu”
- 3. Chợ thổ cẩm
- 4. Tổ chức các tour tham quan hành trình
- 5. Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch tại khu vực cửa khẩu Lóng Sập
- 6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tại khu vực Rừng thông bản Áng, xã Đông Sang
- Lời kết