Mỗi một vùng quê trên dải đất hình chữ S thân yêu luôn có những nền ẩm thực bí ẩn và hấp dẫn, thu hút những du khách thập phương không quản đường xá để có thể được thưởng thức. Đến với Sóc Trăng, bạn sẽ được thưởng thức bánh Pía hay đến Bình Định để thưởng thức món bánh ít thơm ngon. Và đến với xứ Thanh của địa linh nhân kiệt, bạn sẽ được thưởng thức món bánh răng bừa dân dã mà vô cùng thơm ngon.
I. Nguồn gốc của bánh răng bừa Thanh Hóa
Bánh răng bừa Thanh Hóa có nguồn gốc từ làng Trung Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Bánh được làm ra để tưởng nhớ công lao của vị vua Lê Đại Hành khi đã đích Thân xuống ruộng cày bừa trong lễ hội đầu năm. Người dân trong làng để bày tỏ lòng biết ơn đã làm nên chiếc bánh răng bừa để tiến vua.
Người dân tại đây đã chắt lọc và lựa chọn ra những hạt gạo ngon nhất để có thể làm nên những chiếc bánh với hương vị đặc biệt dâng lên vua. Tại Thanh Hóa, bánh có tên là răng bừa vì hình dạng của bánh dẹt và dài trông giống như cái răng bừa - một công cụ lao động phổ biến của người dân nơi đây.
II. Cách làm bánh răng bừa
Bánh răng bừa chủ yếu được làm từ những nguyên liệu thân thiết, gắn liền với nhà nông. Cách làm bánh cũng khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm ở nhà cho những người thân cùng thưởng thức.
1. Nguyên liệu
- Gạo tẻ: 1kg (cần chọn những loại gạo có độ dẻo vừa phải, không nên chọn gạo khô quá hoặc cứng quá).
- Thịt nạc vai: 5-8 lạng (nên chọn thịt ba chỉ để có độ ngậy).
- Hành củ khô: 2 lạng.
- Mộc nhĩ: 1 lạng (để có thể giữ bánh được lâu thì không nên bỏ nhiều mộc nhĩ)
- Tiêu bắc khô đã xay sẵn.
- Nước mắm, muối, mì chính (hạt nêm)
- Lá dong loại nhỏ: khoảng 60-80 chiếc (có thể thay thế bằng lá chuối: 3-4 tàu).
2. Cách sơ chế, chuẩn bị
- Lá gói bánh
Nếu dùng lá dong, bạn chỉ cần rửa sạch, lau khô hết nước. Còn nếu sử dụng lá chuối thì bạn nên hơ qua lửa cho lá mề rồi mới đem rửa sạch và lau khô.
Lưu ý: Khi chọn lá gói bánh, bạn nên chọn những chiếc lá bánh tẻ - là lá không quá già cũng không quá non. Khi chọn những chiếc lá như vậy, màu sắc mới đẹp và cũng sẽ dễ gói hơn.
- Bột bánh răng bừa
Bước 1: Ngâm gạo trong thời gian trung bình từ 5-7 tiếng.
Bước 2: Vo sạch gạo và vớt ra giá để cho ráo nước.
Bước 3: Sau khi gạo ráo hết nước thì xay ra nước. Chúng ta cần xay kèm gạo với nước vôi trong với tỉ lệ 1:1 thay vì sử dụng nước lọc để bánh dẻo hơn.
Bước 4: Bột xay xong thì cho vài hạt muối vào để bột không bị chua và khi nấu bột cũng hạn chế được tình trạng bén nồi.
Bước 5: Cho bột vào nồi và đặt lên bếp nấu với lửa nhỏ. Trong lúc nấu, bạn cần dùng đũa khuấy thật đều tay quấy cho đến khi sền sệt lại và thấy nặng tay thì tắt bếp.
Bước 6: Sau khi tắt bếp, bạn cần tiếp tục dùng tay quấy thêm 3 đến 5 phút, việc làm này giúp bột không bị vón cục.
- Nhân bánh
Bước 1: Rửa thật sạch thịt cùng với một chút muối pha loãng hoặc giấm.
Bước 2: Rửa sạch hành khô, băm nhỏ.
Bước 3: Mộc nhĩ ngâm trong nước ấm đến khi mềm, sau đó nhặt và rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 4: Băm nhuyễn hành, mộc nhĩ và thịt với nhau.
Bước 5: Trộn đều hỗn hợp trên với nhau và nêm thêm chút nước mắm, chút mì chính để gia vị ngấm đều.
Bước 6: Cho nhân bánh lên chảo dầu sau khi ddax đun nóng và xào cho đến khi có mùi thơm. (không nên xào quá kỹ vì sẽ khiến nhân bị khô)
- Gói và luộc bánh
Bước 1: Dùng đũa lấy bột cho vào lá dong (hoặc lá chuối), dàn bột theo chiều dọc của lá để tạo nên một chiếc bánh thuôn dài, đẹp mắt.
Bước 2: Cho nhân vào vào giữa bột bánh.
Bước 3: Gấp hai đầu của chiếc lá theo chiều dài và miết nhẹ giúp cho chiếc bánh chắc chắn hơn. Khi gói, nên cố gắng để cho hai đầu chiếc bánh vuông vắn để bột không bị lòi ra ngoài và để phần giữa của chiếc bánh hơi nhô lên một chút cho giống với răng bừa.
Bước 4: Xếp bánh sau khi đã gói vào nồi hấp cách thủy. Không nên luộc trực tiếp bánh với nước lá để tránh làm hỏng bánh hay nước vào bánh. Thay vào đó, bạn nên dùng nước sau khi đã đun sôi và đổ ngập nồi bánh rồi luộc trong khoảng 20-30 phút.
Bước 5: Sau khi bánh chín, bạn cần vớt bánh ra, để ráo bớt nước bên ngoài vỏ (tuyệt đối không được ngâm bánh quá lâu trong nồi nước sau khi tắt bếp).
III. Thưởng thức bánh lá răng bừa ngon chuẩn vị ở đâu
Về với xứ Thanh, bạn sẽ cảm nhận được hết sự quý giá của từng hạt gạo và những bàn tay khéo léo của những con người nơi đây. Những chiếc bánh dẻo, nóng thơm được chấm ngập trong nước mắm nguyên chất.
Đến với Thanh Hóa, bạn có thể ghé chợ Điện Biên, Vườn Hoa hay vào mỗi buổi sáng đi bộ ở công viên, bạn sẽ bắt gặp những gánh hàng rong đi ngang qua. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua tại: Làng Ngọc Đô, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, Thanh Hóa.
Lời kết
Bánh lá răng bừa luôn đem đến cho những thực khách hương vị thơm bùi của gạo tẻ, tươi ngon của thịt và mộc nhĩ hòa quyện với vị nước mắm vô cùng thơm ngon. Hãy đến với Thanh Hóa để đừng có thể bỏ lỡ một trong những đặc sản để bạn có thể bỏ lỡ một lần.