Tam Chúc hiện là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên thế giới. Để có được chuyến đi trọn vẹn, du khách cần nắm chắc cẩm nang du lịch Tam Chúc. Du khách có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây của Asahi Luxstay để có thể ngắm nhìn trọn vẹn cảnh đẹp trữ tình, và sự linh thiêng trầm mặc của chốn cửa Phật…

Tọa lạc giữa rừng núi, quần thể du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam trải dài trên diện tích hơn 500ha khiến những người lần đầu đến trải nghiệm phải bỡ ngỡ.

Cách thủ đô Hà Nội hơn 60km, chùa Tam Chúc nằm tại xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.  Nổi tiếng là ngôi chùa lớn nhất thế giới, quần thể khu du lịch Tam Chúc mang vẻ đẹp nên thơ chứa đựng sự thanh tịnh, yên bình khiến bao người mong ước.

Quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc- “Hạ Long trên cạn” của Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian thích hợp du lịch Tam Chúc

Tam Chúc được đánh giá là đẹp nhất vào những ngày tháng đầu năm khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Khi tiết trời mới lập xuân cũng là lúc Tam Chúc khoác lên mình sự dịu dàng, linh thiêng thích hợp để du xuân vãn cảnh. Đặc biệt, thời gian này đúng vào thời điểm lễ hội, du khách có thể hành hương lễ Phật đầu năm chiêm bái cầu mong tiền tài phúc lộc, sự bình an cho những người thân yêu.

Ngoài ra, nếu du khách lựa chọn đến Tam Chúc để check in chụp ảnh thì mùa thu chính là khoảng thời gian thích hợp nhất. Toàn cảnh chùa sẽ mang một nét đẹp lãng mạn, cổ kính, bởi hàng cây vào mùa thay lá. Hơn thế nữa, thời tiết khi vào thu tương đối mát mẻ, phù hợp cho một chuyến du hí, lễ chùa nhẹ nhàng. 

Chùa Tam Chúc thu hút hàng nghìn Phật tử mỗi dịp Tết đến xuân về (Nguồn: Sưu tầm)

Phương tiện di chuyển đến Tam Chúc

Để di chuyển từ Hà Nội đến Tam Chúc, du khách có thể tham khảo những cách di chuyển như sau:

1. Di chuyển bằng xe máy/ô tô

Cách trung tâm Hà Nội hơn 1 tiếng di chuyển bằng xe máy/ô tô du khách có thể chủ động, tự do sắp xếp lịch trình mà không bị gò bó. Từ bến xe Giáp Bát, du khách đi theo quốc lộ 1A theo hướng Cầu Giẽ. Tới Phủ Lý, men theo QL21A theo hướng cầu Châu Sơn, đi thêm khoảng 15km là có thể được chùa. 

2. Di chuyển bằng xe bus

Với mức giá 30.000 VND cho một lượt đi, xe bus là phương tiện có giá thành rẻ nhất giúp du khách có thể thản nhiên ngắm nhìn phong cảnh trên cả lộ trình. 

3. Di chuyển bằng xe khách

Xe khách mang đến sự tiện ích hàng đầu cho du khách, được lựa chọn nhiều bởi tần suất di chuyển liên tục và tính linh động. 

Khi đến Tam Chúc, du khách cần nắm được giá vé tham quan như:

Dịch vụ

Gía tham khảo

Gửi xe máy

5.000 - 10.000 VND/ lượt

Đi thuyền tham quan

200.000 VND/ lượt

Xe điện tham quan

90.000 VND/ lượt

Kinh nghiệm du lịch Tam Chúc mỗi dịp lễ hội (Nguồn: Sưu tầm)

Vẻ đẹp cổ kính hàng nghìn năm tuổi của chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là quần thể du lịch tâm linh rộng lớn, với lối kiến trúc độc đáo khiến du khách phải choáng ngợp.

1. Cổng Tam Quan

Cổng Tam quan mang lối kiến trúc truyền thống của đình chùa Việt Nam được xây dựng đồ sộ và kiên cố. Không giống những ngôi chùa khác, để vào được Tam Chúc du khách phải kinh qua 2 cổng Tam Quan đó là Tam Quan nội và Tam Quan ngoại nguy nga, tráng lệ.

2. Nhà khách Thủy Đình

Nhà khách Thủy Đình là địa điểm check in nổi tiếng của giới trẻ khi đến với Tam Chúc. Tại đây du khách có thể tham quan nội thất, tranh ảnh về chùa, ngắm nhìn toàn cảnh về Khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc.

3. Vườn cột kinh

Đến với vườn cột kinh, du khách không khỏi ngạc nhiên với  32 cột kinh có khối lượng và kích thước đồ sộ. Mỗi cột được làm từ đá xanh Thanh Hóa, cao khoảng 14m, nặng chừng 200 tấn.Chân cột được chạm khắc hình đài sen, xung quanh được trồng những loại hoa rực rỡ, thêm vào đó là các hình điêu khắc thủ công lời Phật dạy, tạo nên không gian hùng vĩ trước điện Quan Âm. 

4. Điện Tam Thế

Điện Tam Thế là một trong những công trình chủ đạo của chùa Tam Chúc. Ba pho tượng phật tam thế có trọng lượng hơn 80 tấn đặt trong sảnh chính của điện được đúc bằng đồng đen đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng đem đến cảm giác uy nghiêm, tráng lệ.

5. Chùa Ngọc

Nằm ở độ cao 200m so với mực nước biển, Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh với 299 bậc đá. Bên trong chùa có thờ một pho tượng A di đà bằng ngọc nặng 4 tấn bằng hồng ngọc đưa về từ Myanmar. Từ đây, du khách sẽ thấy view xuống toàn cảnh núi non sông nước của chùa Tam Chúc hiện ra trước mắt. 

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc nhận được rất nhiều sự quan tâm từ Phật tử trên cả nước (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, Tam Chúc còn được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn” bởi giữa lòng hồ Tam Chúc có 6 quả núi nhỏ nhô lên, tạo thành những hình thế kì vĩ. Dân gian lưu truyền sự tích 6 quả núi gọi là Lục Nhạc, địa thế đẹp của một vùng địa linh sơn thủy hữu tình.

Những lưu ý khi du lịch Tam Chúc

  • Tham khảo bản đồ chùa Tam Chúc kỹ lưỡng trước để tránh mất thời gian tìm đường.

  • Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam là quần thể du lịch tâm linh nên du khách cần lựa chọn trang phục kín đáo, thoải mái. 

  • Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam cần đi bộ nhiều nên du khách chú ý đem theo giày thể thao.

  • Lưu ý cho khách du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam nên bước vào các điện thờ của chùa từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, không dẫm lên bậu cửa mà cần bước qua bậu cửa.

  • Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam cho khách du lịch là chỉ nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, nên hạn chế thắp hương bên trong chùa vì dễ ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Chỉ cắm 1 nén vào bát hương, không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ.

  • Bên cạnh đó, du khách có thể đem theo áo dài để lưu giữ những bức ảnh thơ mộng đẹp tựa phim cổ trang.

Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, ngôi chùa lớn nhất thế giới

Hóa nàng thơ trong bộ ảnh áo dài tại Tam Chúc (Nguồn: Sưu tầm) 

Trên đây là cẩm nang du lịch Tam Chúc mới nhất, hy vọng với những thông tin mà Asahi Luxstay cung cấp, du khách sẽ có được trải nghiệm hoàn hảo tại quần thể du lịch tâm linh lớn nhất thế giới này. 

>>> Tìm hiểu thêm:

Di tích Hoàng Thành Thăng Long, dấu ấn lịch sử thời gian

Huế những ngày tháng Tư - Kinh nghiệm đi Huế trọn bộ

Văn miếu Quốc Tử Giám, khám phá di tích văn hóa Hà Nội