Văn miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích trường đại học đầu tiên của nước ta. Văn Miếu không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn là nơi rất nhiều sĩ tử tới đây cầu may trong thi cử học hành. Cùng Asahi Luxstay tìm hiểu về di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám qua bài viết dưới đây.
I. Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu?
- Địa chỉ: số 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở khu vực quận Đống Đa, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám.
Nếu xuất phát từ Hồ Gươm, bạn đi theo đường Lê Thái Tổ, rẽ phải vào đường Tràng Thi, đi về phía đường Cửa Nam, Nguyễn Khuyến rồi rẽ trái vào đường Văn Miếu là đến.
Lưu ý: xung quanh khu văn Miếu có rất nhiều đường một chiều, nhớ phải để ý để tránh phạm luật giao thông.
II. Thời gian mở cửa và giá vé
Di sản Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa đón khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả cuối tuần và lễ tết.
- Mùa nóng (15/04 - 15/10): mở cửa từ 7h30 - 17h30
- Mùa lạnh (16/10 - 14/04): mở cửa từ 8h - 17h
Hiện nay, khách du lịch và người dân vào tham quan Văn Miếu phải mua vé vào cổng. Giá vé cho người lớn là 30.000 VNĐ/vé, giảm giá 50% cho học sinh - sinh viên, người khuyết tật, có công với cách mạng.
III. Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thái Tông, đây là nơi thờ khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.
Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế, Văn Miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của Trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
IV. Kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331m2, gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau (Hồ Văn, Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia Tiến Sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học).
Nhà giảng dạy ở phía đông và tây đều 14 gian. Phòng học của học sinh tạm xá đều 3 dãy. Mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên gọi cũ là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn”.
>>>||Xem thêm:
- Phố đi bộ Hà Nội, địa điểm ăn chơi lý tưởng dịp cuối tuần
- 10+ Địa điểm đi chơi ngoại thành Hà Nội cuối tuần lý tưởng
V. Các khu vực tham quan ở Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và công đi lại liên hệ với nhau.
5.1 Hồ Văn
Hồ Văn tên gọi khác là hồ Minh Đường hay hồ Giám. Là điểm tham quan nằm ngay trước cổng Văn Miếu. Hồ Văn là công trình rộng lớn lên đến một vạn chín trăm thước. Giữa lòng hồ là gò Kim Châu, trên gò có Phán Thủy Đường (đây cũng là nơi diễn ra các buổi bình văn của nho sĩ kinh thành xưa.
5.2 Văn Miếu Môn
Văn Miếu Môn là cổng tam quan bên ngoài di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cổng Tam Quan có 2 tầng 3 cửa. Phía trước Văn Miếu Môn là 2 tấm bia hạ mã nằm 2 bên và tứ trụ nghi môn ở giữa.
5.3 Đại Trung Môn
Đại Trung Môn là lớp cổng thứ 2 của Văn Miếu, qua Văn Miếu Môn. Công trình gồm 3 gian được xây dựng trên nền gạch cao, lợp ngói mũi hài theo kiểu mái đình.
5.4 Khuê Văn Các
Khuê Văn Các là công trình được xây dựng bởi Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành vào năm 1805 dưới thời nhà Nguyễn. Lầu vuông 8 mái (gồm 4 mái thượng, 4 mái hạ, cao gần 9 thước).
Khuê Văn Các gây ấn tượng với du khách bằng lối kiến trúc dạng lầu. Tầng trên là kiến trúc sơn son thếp vàng với 2 lớp mái ngói đỏ chồng lên nhau tạo thành công trình 8 mái đặc biệt. Tầng dưới có 4 trụ gạch vuông được chạm trổ hoa văn tinh xảo làm bệ đỡ cho tầng gác trên.
5.5 Giếng Thiên Quang, Bia Tiến Sĩ
Đây là 2 công trình mà du khách không thể bỏ qua khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Giếng Thiên Quang có dạng hình vuông ngụ ý cho mặt đất được đặt ngày sau Khuê Văn Các.
Bên cạnh Giếng Thiên Quang là 2 dãy bia đá - bia Tiến Sĩ. Mỗi tấm bia là một tác phẩm điêu khắc, vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang ý nghĩa tâm linh. 82 tấm bia Tiến Sĩ được đặt trên lưng của 82 con rùa bằng đá xanh. Trên bia là thông tin của 82 thủ khoa trong các kỳ khoa cử qua từng triều đại phong kiến Việt Nam.
5.6 Đại Thành Môn và Đại Bái Đường
Nằm trong quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đại Thành Môn có cấu trúc tương tự như Đại Trung Môn. Qua Đại Thành Môn, du khách sẽ đến với một khoảng sân rộng và điện thờ Đại Bái Đường - khu vực trung tâm của Quốc Tử Giám.
Đại Bái Đường có tổng cộng 9 gian, 2 tường hồi 2 bên. Trong Đại Bái Đường chỉ có án hương thờ ở gian chính giữa, các gian còn lại đều để trống. Khu điện thờ này được dùng làm nơi hành lễ trong các kỳ tế tự xuân thu thời xưa.
5.7 Đền Khải Thánh
Đền Khải Thánh là công trình nằm ở vị trí sau cùng của khu di tích. Đền là nơi thờ phụng phụ mẫu của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Trước đây từng là khu cư xá với 150 gian phòng dành cho các giám sinh.
Đến năm 1946, công trình bị phá hủy hoàn toàn sau một trận bắn phá đại bác của thực dân Pháp. Sau đó, Đền Khải Thánh được xây dựng mới và bảo tồn đến ngày nay.
VI. Các địa điểm lưu trú gần Văn Miếu
Để thuận tiện cho việc tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, du khách nên lưu trú tại các nhà nghỉ và khách sạn tại Hà Nội ở quận Đống Đa.
VII. Lưu ý khi đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự.
- Không hút thuốc hoặc mang theo các vật liệu dễ cháy nổ vào di tích.
- Chỉ thắp 1 nén hương khi dâng lễ và thắp đúng nơi quy định.
- Giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, không gây ồn ào.
- Không xâm hại đến các hiện vật, vẽ bậy lên bia tiến sĩ, đầu rùa,...
- Để xe đúng nơi quy định, tự quản tư trang để tránh xảy ra mất mát.
- Các hoạt động quay phim tại Văn Miếu chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của lãnh đạo khu di tích.
- Nên kết hợp tham quan Văn Miếu với các địa điểm du lịch gần đó (chùa Quán Sứ, Ga Hà Nội, Nhà Tù Hỏa Lò,...)
>>> Xem ngay danh sách khách sạn ở Hoàn Kiếm Hà Nội vị trí đẹp. Nếu bạn muốn tư vấn lựa chọn phòng phù hợp có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0919.501.881 để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian cùng với biến cố lịch sử. Tuy một số kiến trúc đã bị phá hủy nhưng Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn được xem là biểu tượng của tinh hoa giáo dục, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
||Có thể bạn quan tâm: