Được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, Thanh Hóa là cái nôi đã nuôi dưỡng lên biết bao anh hùng. Chính vì vậy, nơi đây cũng có biết bao di tích lịch sử lưu giữ lại những chiến công hay đơn giản là để tưởng nhớ.Là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là thánh địa tôn nghiêm của vương tôn triều Hậu Lê, Thanh Hóa còn là vùng thắng tích chứa đựng những giá trị của các di tích lịch sử của dân tộc. Một chuyến du lịch Thanh Hóa hành trình trải dài tham qua những di tích lịch sử Thanh Hóa nổi tiếng sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị và ý nghĩa.
1. Thành nhà Hồ
Là tòa thành đá có quy mô hiếm hoi tại Việt Nam và Đông Nam Á, Thanh Nhà Hồ cũng là một trong rất ít những những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Công trình truyệt mỹ này được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 và từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại ngu dưới triều nhà Hồ.
Thành thể hiện một trình độ cao về kỹ thuật xây vòng đá vào thời bấy giờ. Từng phiến đá được nâng lên và ghép lại với nhau một cách tự nhiên mà không thông qua bất cứ một chất kết dính nào.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại với biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, Thành Nhà Hồ chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.
2. Di tích lịch sử Lam Kinh
Kinh Thành Cổ Lam Kinh nằm tại huyện Thọ Xuân Thanh Hóa không chỉ giữ được nguyên vẹn những công trình của nhà Hậu Lê mà còn lưu giữ những câu chuyện truyền thuyết mang màu sắc huyền bí về một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Kinh Thành Cổ Lam Kinh là nơi vị anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại quân Minh xâm lược. Sau khi thắng cuộc, vào năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ và đặt tên nước là Đại Việt. Một điều đặc biệt của khu di tích lịch sử Lam Kinh đó là có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết vô cùng ly kỳ.
Tại Vĩnh Lăng (lăng của vua Khải Định) có tồn tại một truyền thuyết về cây ổi cười đã tạo nên sự huyền bí cho vùng đất Lam Kinh. Mỗi khi du khách cù nhẹ vào thân cây, thì toàn bộ cây ổi đều rung lên như có một cơn gió mạnh thổi qua. Câu chuyện này bắt đầu từ khoảng 10 năm về trước và do một khách du lịch phát hiện. Không chỉ thế, mỗi khi chạm vào hay nắm tay vào cành cây, khách du lịch sẽ cảm thấy thoải mái khác lạ.
Và một điều kỳ lạ và vô cùng đặc biệt nữa là câu chuyện về cây lim cổ thụ có tuổi thọ khoảng 600 năm tuổi, cao nhất nhì khu rừng Lam Kinh và được người dân tại đây gọi với cái tên “cây lim hiến thân”. Chuyện kể lại rằng, cây lim đang xanh tươi, khỏe mạnh đột nhiên trút hết lá ra đi ngay khi dự án phục hồi phỏng dựng lại Chính điện Lam Kinh được phê duyệt vào năm 2010.
Đường kính phần gốc của cây lim trùng khớp với phần chân đá cột cái, phần ngọn vừa với chân đá tảng cột chân. Tất cả thân và cành lim được ước lượng với đủ kích cỡ để có thể làm một bộ gồm: cột cái, cột quân, cột góc và thượng lương. Những sự trùng hợp về kích thước này được người dân đồn đoán rằng dường như cây lim này sinh ra là để thực hiện sứ mệnh 600 năm sau là phỏng dựng lại cung điện cho hậu thế.
Khu di tích Lam Kinh mê hoặc khách du lịch bởi lối kiến trúc độc đáo đậm màu sắc Á Đông của một khu kinh thành cổ cùng những câu chuyện truyền thuyết mang màu sắc huyền bí vô cùng thu hút.
3. Khu di tích Bà Triệu
Khu di tích Bà Triệu là địa điểm du lịch khá quen thuộc tại Thanh Hóa, là ngôi đền linh thiêng với kiến trúc cổ kính thu hút rất nhiều khách du lịch cùng người dân bản địa đổ về hành hương tại đây.
Đền Bà Triệu nằm tại ngọn núi Gai thuộc làng Phú Diễn, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Đây là ngôi đền thờ nữ anh hùng nức tiếng trong lịch sử cứu nước của Việt Nam - Bà Triệu Thị Trinh. Bà là người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm Trung Quốc vào Việt Nam vào thế kỷ III sau Công Nguyên.
Khu di tích Bà Triệu được xây dựng theo lối kiến trúc của Đồng Bằng Bắc Bộ truyền thống với tổng thể ngôi đền là: cổng ngoại, hồ nước, bình phong rồi đến cổng nội, tả hữu mạc và cuối cùng là 3 khu vực tiền đường, trung đường và hậu cung. Đền có kiến trúc khá đơn sơ và giản dị nhưng cũng rất thanh lịch và uy nghiêm. Khi đến đây bạn sẽ thấy cảnh sắc thiên nhiên ở dây hài hòa với nét kiến trúc tạo nên một vẻ đẹp cổ kính, vô cùng tự nhiên và thiêng liêng đến lạ kỳ.
4. Di tích khảo cổ Hang Con Moong
Hang Con Moong thuộc địa phận bản Mọ xưa (nay là thôn Thành Trung, huyện Thạch Thành), và có độ cao 147m so với mực nước biển. Di tích khảo cổ này nằm trong địa phận núi đá vôi, thuộc hệ tầng Đồng Giao có niên đại khoảng 240 triệu năm.
Di chỉ Hang Con Mong được phát hiện và năm 1974 và được tiến hành khai quật, nghiên cứu 4 lần đã xác nhận sự phát triển liên tục của các kỹ nghệ công cụ đá thuộc các giai đoạn của thời đại Đá của Việt Nam. Nơi đây đã góp một phần khai sáng diễn biến của cuộc sống con người ở giai đoạn bản lề từ thời đại Đá cũ sang thời đại Đá mới.
Bên cạnh đó, qua nhiều lần khảo cổ, khai quật, những nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những vết tích, lưu giữ dấu ấn của một nền văn hóa thông qua các công cụ làm bằng đá, dấu tích bếp lửa, xương,.....
Trải qua hàng chục ngàn năm, do biến đổi của khí hậu đã dẫn đến môi trường sinh sống ở rộng cùng với sự phát triển của kỹ nghệ chế tác công cụ lao động, sinh hoạt của con người ngày càng tiến bộ và nâng cao hơn và tách ra di chuyển đến nhiều nơi, lưu giữ lại những dấu tích cho đến ngày nay.
5. Di tích lịch sử Đền thờ Lê Hoàn
Đền thờ Lê Hoàn là ngôi đền cổ nhất tại Thanh Hóa với tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. Đây là di tích lịch sử có kiến trúc theo phong cách đền thờ truyền thống của người Việt và nghi lễ bài trí gắn liền với tân thức cổ truyền. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, qua những khắc nghiệt của thời gian, đến nay, đền cũng đã được chính quyền tu bổ và tôn tạo lại khá khang trang.
Qua rất nhiều thế kỷ tồn tại đền thờ lê Hoàn vẫn luôn là nơi để cho hậu thế hướng về và bày tỏ lòng thành kính, ngưỡng vọng và tri ân, thực hành các nghi lễ truyền thống dành cho người anh hùng dân tộc - vị vua khai sáng vương Triều Tiền Lê.
6. Cầu Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng là quần thể di tích lịch sử gắn liền chặt chẽ đến những chiến công hiển hách của quân và dân Thanh hóa trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây cũng là một trong những địa điểm đã trải qua rất nhiều lần bị phá hủy và còn được lưu giữ đến ngày nay.
Cầu Hàm Rồng là cây cầu có vị trí giao thông quan trọng vì là cầu đường sắt duy nhất bắc qua sông Mã.Ngày xưa, cầu Hàm Rồng chính là cây cầu có tuyến giao thông đắc lực của chiến tranh đã bắt rơi hàng trăm máy bay của giặc.
||Xem thêm: Trải nghiệm Du lịch cầu Hàm Rồng Thanh Hóa Từ A - Z tự túc
Ngày nay, cây cầu này đã trở thành một trong những di tích lịch sử vô giá mà không gì có thể thay thế được.
Lời kết
Đến với Thanh Hóa, khách du lịch sẽ không khỏi trầm trồ, thán phục trước những lối kiến trúc đền thờ cổ kính đậm chất truyền thống Việt Nam mà còn được biết thêm về những anh hùng, những sự kiện trong lịch sử.
||Bài viết liên quan khác: