Du lịch Đắk Nông tuy chưa phát triển mạnh nhưng lại có sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động du lịch Tây Nguyên và các vùng lân cận như tuyến du lịch:
- Đắk Nông - Đà Lạt - Ninh Thuận
- Đắk Nông - Đắk Lawsk - Nha Trang
- Đắk Nông - Sài Gòn - Bình Thuận
I. Giới thiệu về Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông nằm ở cửa ngõ Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn, nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 125km theo QL14, cách Sài Gòn 250km về phía Nam, Đắk Nông nằm ở độ cao trung bình 600 - 800m so với mực nước biển. Địa hình đa dạng phong phú, có sự xen kẽ địa hình thung lũng, cao nguyên, núi cao.
Đắk Nông được thiên nhiên ưu ái nguồn tài nguyên phong phú (khu rừng già nguyên sinh, nhiều động - thực vật quý hiếm, khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên độc đáo,...)
Văn hóa, Đắk Nông là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị lịch sử cả nước, nổi bật như cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận. Ngoài ra, vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền đa dạng của nhiều dân tộc.
II. Du lịch Đắk Nông vào thời gian nào hợp lý?
Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
- Mùa Khô (từ tháng 12 - hết tháng 3 năm sau)
- Lượng mưa không đáng kể
- Thời tiết dễ chịu
Tháng 3 dương lịch cũng là mùa mà hoa cafe nở khắp Tây Nguyên
- Cuối tháng 12 dương lịch là mùa của hoa dã quỳ
Thời điểm tết âm lịch hàng năm có khá nhiều lễ hội diễn ra ở Đắk Nông bởi nơi đây là địa phương có nhiều đồng bào Tày, Nùng sinh sống.
III. Hướng dẫn di chuyển tới Đắk Nông
3.1 Phương tiện công cộng
Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ với 3 tuyến quốc lộ có tổng chiều dài 310km. Mạng lưới đường bộ này nối Đắk Nông với các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên thông qua QL14.
Từ Sài Gòn đi Đắk Nông, với khoảng cách 250km chỉ di chuyển khoảng 7-8 tiếng (đi vào đêm thì sáng sớm sẽ đến nơi).
3.2 Đường không
Đắk Nông hiện không có sân bay, 2 sân bay gần nhất là trung tâm tỉnh:
- Sân bay buôn Ma Thuột (cách 130km)
- Sân bay Liên Khương (Đà Lạt - cách 150km)
Nếu muốn, các bạn có thể đáp các chuyến bay tới Buôn Ma Thuột, và di chuyển về trung tâm và tiếp đến đi xe buýt sang thành phố Gia Nghĩa.
Hiện tại, toàn bộ các hãng hàng không ở Việt Nam đều có đường bay đến Buôn Ma Thuột (xuất phát từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, Sài Gòn).
- Giá vé khứ hồi từ Hà Nội ~ 1.500.000 - 2.000.000 VNĐ
- Giá vé khứ hồi từ Sài Gòn ~ 1.000.000 - 1.500.000 VNĐ
3.3 Phương tiện cá nhân
Nếu sống ở Sài Gòn hay các tỉnh lân cận quanh Đắk Nông, các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển tới đây.
Từ Sài Gòn, bạn có thể di chuyển qua Bình Dương - Đồng Xoài (Bình Phước) - theo QL14 để tới Đắk Nông.
IV. Lưu trú ở Đắk Nông
Du lịch Đắk Nông chưa thực sự phát triển nên số lượng cơ sở lưu trú ở Đắk Nông không nhiều. Đa số là cơ sở lưu trú nhỏ lẻ. Nếu muốn những khách sạn có chất lượng tương đối tốt, các bạn chỉ có thể ở tại trung tâm của thành phố Gia Nghĩa.
>>> Xem ngay danh sách khách sạn tại Gia Nghĩa sở hữu vị trí đắc địa trung tâm thành phố. Nếu bạn muốn tư vấn lựa chọn phòng phù hợp có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0919.501.881 để được tư vấn MIỄN PHÍ.
V. Địa điểm du lịch tại Đắk Nông
5.1 Vườn quốc gia Tà Đùng
Vườn quốc gia Tà Đùng thuộc xã Đắk Plao và xã Đắk Som, Đắk Glong cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 45km. Đa số diện tích là rừng xanh đại ngàn, những hồ nước có diện tích lớn cùng hơn 36 đảo lớn nhỏ. Vườn quốc gia có hệ thống thực vật đa dạng, phong phú về số lượng cũng như chủng loại, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam, thế giới.
5.2 Hồ Tà Đùng
Hồ Tà Đùng còn được biết đến tên gọi khác là hồ thủy điện Đồng Nai 3, đây là hồ nước chính của hệ thống thủy điện có diện tích khá lớn, kéo dài sang tận địa phận Lâm Đồng. Ngoài phong cảnh nên thơ, được ví như Hạ Long của Tây Nguyên. Quanh khu vực hồ tà Đùng là buôn làng đa dân tộc (người mạ, người kinh, người mông) sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt thủy sản trên hồ. Đến đây, du khách được tìm hiểu văn hóa của người dân bản địa, thưởng thức các món ăn của núi rừng tây nguyên (cơm lam, rượu cần, gà nướng,...)
5.3 Thác Lưu Ly
Nằm trong khu sinh thái Nâm Nung, thác lưu ly được xem là điểm du lịch đáng đến với những nét đẹp hoang sơ. Thác Lưu Ly có độ cao hơn 20m với nhiều tầng đá phủ đầy rêu.
5.4 Thác bảy tầng
Thác Bảy Tầng còn có tên gọi khác là Len Gun nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, cách thành phố gia nghĩa khoảng 60km.
5.5 Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên
Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên là một cơ sở phật giáo Trúc Lâm nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung cách thành phố Gia Nghĩa 40km về hướng Bắc. Thiền viện Đạo Nguyên nằm ẩn mình trong rừng thông bát ngát cách xa khu dân cư nên nơi đây rất yên tĩnh.
5.6 Hang động núi lửa Chư Bluk
Quần thể hang động Chư Bluk là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, cảnh quan vẫn còn nguyên sơ do chưa được khai thác du lịch nhiều. Có đến hơn 100 hang động lớn nhỏ, mỗi hang động lại có cảnh quan khác nhau được tạo nên bởi dòng dung nham phun trào cách đây hàng triệu năm.
5.7 Thác Dray Nur
Thác Dray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25km. Thác có chiều dài lên đến 250m, chiều cao 30m nối liền đôi bờ 2 tỉnh.
5.8 Thác Dray Sap
Thác Dray Sap còn gọi là thác Chồng. Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap có nghĩa là thác khói, bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay cao như màu sương khói.
5.9 Thác Gia Long
Còn gọi là thác Dray Sáp Thượng, cao 30m, rộng 100m, bằng với chiều rộng của sông Sêrêpôk được bao quanh bởi những cây cổ thụ tạo nên cảnh quan hùng vĩ hoang sơ.
5.10 Thác Liêng Nung
Thác Liêng Nung (thác Diệu Thanh) là thác nước trên dòng suối Đắk Ninh, nằm ở buôn N’Jriêng, Đắk Nia, Gia Nghĩa. Thác có độ cao khoảng 30m, thượng nguồn của thác là hồ Đắk Nia bắt nguồn từ sông Đắk Tit. Hồ Đắk Nia rộng khoảng 12ha, Xung quanh thác là các buôn làng của dân tộc M’nông, Mạ.
VI. Các món ngon ở Đắk Nông
6.1 Cá lăng sông Serepok
Cá Lăng có thể chế biến được nhiều món, nhưng ấn tượng nhất vẫn là món lẩu Cá Lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Ăn lẩu cá lăng thì phải ăn cá tươi, không ăn cá ướp lạnh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá và rau ăn kèm vào. Vị ngọt của cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không được thiếu rau thì là để nước lẩu thơm ngon hơn.
6.2 Muối kiến vàng
Muối kiến vàng là món ăn ưa thích của người M’Nông, Mạ, Ê Đê sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
Cách chế biến khá đơn giản với nguyên liệu chính là kiến vàng (sống bám theo tổ trên cây). Sau khi bắt kiến về để cả tổ ngâm vào nước nóng cho kiến hẹo. Vớt kiến ra để ráo rồi rang chung với muối hạt và ớt xiêm. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà cho ớt, muối vào nhiều hay ít. Khi muối khô, kiến đã chín thì đỏ vào cối giã tay cho đều, bỏ vào hộp dùng trong nhiều ngày.
6.2 Canh Thụt
Món canh thụt gồm nhiều nguyên liệu (lá bép, đọt mây, cà đắng, cá suối, thịt và các gia vị như mắm, ớt, muối, đường,....)
Trước khi nấu, bà con chặt một ống lồ ô có lóng dài, gọt đẽo phần đầu ống, sao cho nấu canh thụt nước không bị chảy ra ngoài. Việc chọn ống lồ ô là bí quyết, nếu chọn cây quá già sẽ bị nứt, cây non thì canh sẽ không được ngon. Sau khi chế biến nguyên liệu sẽ cho tất cả vào ống lồ ô và dựng nghiêng trên đống lửa. Thời gian để canh chín khoảng 60 - 90 phút. Sau khi canh chín cho ra bát hoặc lá chuối cũng được vì món canh thụt sẽ đặc lại và dẻo, khi ăn món canh này có rất nhiều vị đắng, cay, béo, bùi,...
6.4 Gỏi cà đắng cá khô
Đặc sản của người Tây Nguyên là “hương biển giữa rừng”. Gỏi là biến tấu giữa đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên cà đắng với cá cơm khô của biển.
6.5 Khâu nhục
Khâu nhục là món ăn truyền thống của dân tộc, luôn có mặt trong các mâm cỗ của gia đình.
6.6 Bánh cuốn Tày
Tại Đắk Nông, người Tày sinh sống ở hầu hết các huyện, thị xã nhưng định cư nhiều nhất là ở Cư Jut và Krông Nô. Đồng bào Tày có nhiều món ăn ngon, chế biến cầu kỳ nhưng phổ biến nhất là món bánh cuốn.
6.7 Bánh giầy
Bánh giầy là món ăn dân gian được làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có nhân bên trong. Loại bánh này được người Tày làm vào dịp lễ, tết cũng mừng vụ lúa mới, lễ cưới hoặc lúc có khách tới nhà chơi.
6.8 Pẻng Tải
Là một món ăn truyền thống của người Nùng, được gói bằng lá chuối khô, hấp trong khoảng 30 phút là chín. Sau khi hấp chín, người ta lấu tam tre xâu bánh thành từng đôi, treo lên sào nứa nơi thoáng mát, có thể để được 3 - 5 ngày không hỏng mốc.
Bánh có vị ngọt thanh của đường, sự dẻo thơm của nếp và ngọt bùi của nhân đậu.
6.9 Thịt gác bếp
Món thịt khô không chỉ là một trong những cách bảo quản thịt hữu hiệu, mà đây còn trở thành đặc sản ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số. Với cách xông khói trên gác bếp đã làm cho những miếng thịt thơm ngon.
Ngày nay, thịt khô gác bếp trở thành món ăn đặc biệt được du khách yêu thích.
6.10 Cá bống Hồ Tây Đắk Mil
Hồ Tây Đắk Mil có loại cá bống cơm sinh sôi nảy nở nhanh. Loại cá này thịt thơm, ngon, nổi tiếng nhất là món cá kho tộ. Cá được ướp kỹ gia vị, ướp khoảng 30 - 40 phút rồi cho vào nồi đất đun đến khi cạn nước. Gia vị quyện dính vào khiến cá có màu hổ phách.
Tại nhiều nhà hàng, quán cơm ở thị trấn Đắk Mil đều có món đặc trưng này.
6.11 Canh chua kiến vàng
Người Ê Đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng độc đáo. Trong đó phải kể đến canh chua kiến vàng, được xem là món ăn đặc sản của người Ê Đê.
Để làm được món canh này nguyên liệu chính gồm kiến vàng, tôm, cá, cua sông,... Vị chua đặc biệt món ăn càng trở lên lạ miệng, hấp dẫn. Mùi thơm của món ăn, vị ngon ngọt từ các nguyên liệu sạch sông Serepok.
6.12 Quả núc nác
Món ăn làm từ quả núc nác không phải lúc nào cũng được ăn. Nó có vị hơi đắng, hăng. Ngọn non được luộc chấm cùng nước cốt chanh, hay quả núc nác cũng có thể được chế biến các món xào, luộc, nấu canh. Để có món ăn ngon chế biến từ núc nác, thường chọn hái quả non chưa già, có màu xanh nhạt.
>>>||Xem thêm: 15 đặc sản Đắk Nông ngon nhất định phải thử khi đến đây
VII. Đặc sản Đắk Nông mùa về làm quà
7.1 Cà phê Đắk Nông
Không chỉ Đắk Nông mà cà phê là đặc sản của toàn bộ các tỉnh Tây Nguyên do đặc trưng thổ nhưỡng, khí hậu. Cà phê của vùng đất này luôn thơm ngon và là một trong những đặc sản không thể thiếu khi du khách mua về làm quà.
7.2 Bơ sáp Đắk Nông
Có thể Bơ ở đây phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng đất đỏ Bazan nên Bơ Tây Nguyên sớm trở thành đặc sản vùng miền của Tây Nguyên. Hiện bơ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng các loại trái cây trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
7.3 Hạt Mắc Ca
Là một loại hạt du nhật vào Việt Nam được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên. Hạt mắc ca mang nhiều giá trị dinh dưỡng và thường được mua về trong những dịp tết.
7.4 Rượu cần
Rượu cần một trong các đặc sản Đắk Nông. Nguyên liệu chính làm rượu từ ngô, sắn, gạo nếp, gạo tẻ,... Để lên men ủ rượu phải được làm từ vỏ, lá cây rừng. Phương pháp làm rượu đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng ra và phơi, giã nhỏ men rượu rắc lên nia cơm, sau đó trộn thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào ché trấu ủ, dùng lá cây rừng hoặc lá chuối khô ủ kín.
7.5 Nấm mối rừng
Tại Đắk Nông, sau khi mùa mưa đến cũng là lúc người dân lên nương rẫy tìm nấm mối về ăn và bán. Nấm mối có vị ngọt, khi chế biến thành món ăn thi thân nấm giòn dai, mũ nấm rất mềm.
>>> Xem ngay danh sách khách sạn ở Gia Nghĩa giá rẻ sở hữu vị trí đắc địa trung tâm thành phố. Nếu bạn muốn tư vấn lựa chọn phòng phù hợp có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0919.501.881 để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Du lịch Đắk Nông là cơ hội lý tưởng để hòa mình cùng thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí núi rừng. Tuy nhiên, vùng đất này còn hoang sơ - ít địa điểm tham quan, ban đêm nhiều côn trùng nên thích hợp cho việc khám phá.