Cùng là văn hóa phương Đông nhưng trung thu mỗi nước lại có nguồn gốc, ý nghĩa và cách tổ chức khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu sự khác nhau giữa trung thu ở Việt Nam và Nhật Bản như thế nào.

Nguồn gốc, ý nghĩa

Ở Việt Nam, Trung thu gắn liền với sự tích về chú Cuội ngồi gốc cây đa, chị Hằng Nga xinh đẹp. Còn tại đất nước Nhật Bản, người dân nơi đây lại quan niệm rằng có một chú Thỏ Ngọc đang sinh sống ở trên mặt trăng cao tít, mỗi khi họ ngồi ngắm trăng thường tưởng tượng như mình đang thấy hình bóng một chú thỏ đang ngồi ăn bánh bao, hoặc là đang đứng giã bánh Tsuki-Dango.

Trung thu của người Việt được xem như là ngày Tết của trẻ em, gắn liền với những chiếc đèn ông sao xinh xắn, lung linh rực rỡ đủ màu sắc do bố mẹ làm hoặc mua cho con trẻ. Ngoài đường rộn ràng tiếng trống vẫy gọi của các tốp múa lân đi khắp các ngõ chốn để mời gọi các em nhỏ cùng nhau ra vui chơi, rước đèn quanh xóm, cùng chơi các trò chơi dân gian dưới ánh trăng vàng rộm của đêm rằm, sau đó là cùng nhau phá cỗ trung thu, quây quần bên gia đình và ăn món bánh truyền thống: bánh nướng, bánh dẻo và các trái cây đặc trưng của mùa thu như hồng ngâm và bưởi đào…

Nhưng ở Nhật Bản, Trung thu được coi là lễ hội ngắm trăng, nhằm tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Susuki,..

2 . Thời gian

Lễ hội Trung thu được gọi là Otsukimi – lễ hội ngắm trăngđược tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch). Và họ không chỉ ngắm trăng vào một ngày duy nhất (15/8 âm lịch) như ở Việt Nam. Họ tổ chức 2 lần, một là vào ngày chính thức 15/8 âm lịch, hai là vào ngày 13/9 âm lịch, hay còn được gọi là “trăng sau”.

Vì nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi”. Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản. Và thời gian này còn là dịp để những người con xa xứ về thăm gia đình, cùng làm và ăn những món ăn truyền thống của họ, và chuẩn bị những trang phục đẹp để đi lễ hội.

3 . Hoạt động lễ hội

Hầu hết các bạn trẻ ở Việt Nam trong dịp rằm tháng 8 đều tụ họp, quây quần bên gia đình, cùng nhau ra phố đi rước đèn ông sao, phá cỗ ăn linh đình, ăn bánh nướng, bánh dẻo. Ngày này được xem là ngày lễ của trẻ em Việt Nam, tất cả trẻ em đều được đi rước đèn, đường phố tấp nập múa lân,tiếng trống thùng thình. Khắp phố xóm trang trí đèn lồng, đèn ông sao, bày mâm quả hình thù đặc sắc cho trẻ em nô đùa vào ngày trung thu.

Còn ở Nhật Bản, người dân tụ tập làm những món bánh truyền thống của mình, sau đó họ những khay bánh ở kế bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào để có thể nhìn trăng rõ nhất. Đặc biệt, theo quan niệm của người dân Nhật Bản là nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.