Tối 24/9, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Nghệ thuật Xòe Thái - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại 

Ở Việt Nam, dân tộc Thái có dân số đông thứ ba cả nước sau người Kinh và người Tày, sống tập trung tại các tỉnh thuộc vùng núi phía tây Bắc và tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Tại Sơn La, dân tộc Thái chiếm tỉ lệ tới 54% dân số toàn tỉnh, theo đó, văn hóa vùng miền ở Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung mang một màu sắc văn hóa khá là rõ nét và đặc sắc nhất khi nhắc tới dân tộc Thái thì không thể không kể đến, đó là nghệ thuật Xòe Thái. 

Xoè là một loại hình vũ đạo của Việt Nam với những động tác biểu tượng cho các hoạt động của con người và được thực hành trong nghi lễ, văn hóa, đời sống và công việc. Xoè được trình diễn trong các nghi lễ, đám cưới, lễ hội bản mường truyền thống và các hoạt động của cộng đồng. Có 3 loại hình Xòe: Xòe nghi lễ, Xòe vòng và Xòe trình diễn.

Khác với loại hình múa truyền thống, Nghệ thuật Xòe Thái mang tính thẩm mỹ sáng tạo, khát vọng vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ, là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, sự sẻ chia, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người, sự hài hòa giữa con người với văn hóa, bản sắc dân tộc và thiên nhiên hùng vĩ với những triết lý sống cao đẹp. Hơn thế nữa, nghệ thuật Xòe Thái còn là thông điệp về trách nhiệm, tình yêu của tất cả chúng ta phải giữ gìn truyền thống lịch sử các thế hệ đồng bào các tỉnh Tây Bắc.

Lời ca: “Không xòe không vui. Không xòe cây ngô không ra bắp. Không xòe cây lúa không trổ bông. Không xòe trai gái không thành đôi” ngân vang giữa rừng hoa Ban, hoa Mận, hoa Đào vùng Tây Bắc, bên dòng sông Mã, sông Chảy, Mường Hung đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những ngày vui của mỗi gia đình hay những ngày lễ lớn của bản làng, của dân tộc...

Đến Mộc Châu khám phá Nghệ thuật Xòe Thái - văn hóa dân tộc Thái 

Mường Sang Retreat - Mộc Châu sẽ là một điểm du lịch bạn không nên bỏ qua nếu muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái qua các loại hình lưu trú và hoạt động trải nghiệm của khu du lịch nơi đây. 

Lịch sử sinh sống ngàn đời của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc đã hình thành nền văn hóa vật chất cổ truyền đặc trưng là “Ăn cơm nếp/Uống rượu cần/Mặc xửa cỏm/Ở nhà sàn”. Trong đó, nhà sàn được biết đến là một công trình mang kiến trúc độc đáo, được đúc kết từ kinh nghiệm, tập quán, tín ngưỡng truyền đời của dân tộc Thái. Ngôi nhà sàn hòa trong thiên nhiên, núi đồi đã trở thành biểu tượng đặc sắc khi nhắc đến văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.

Nhà sàn được dựng bởi các loại cây thân gỗ, tre, nứa… nhưng điều độc đáo là trong quá trình thi công, người Thái không phải tốn bất cứ một chiếc đinh, mẩu sắt nào.Thay vào đó là cả hệ thống dây chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt giang và mây. Khi làm nhà, người Kinh thường lắp mộng thắt, còn nhà sàn người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột. Cách làm tưởng như đơn giản này lại rất chắc chắn. Thậm chí có những nếp nhà sàn tồn tại tới hàng trăm năm.

Dựng nhà xong thì tới phần lợp mái. Trước đây, người Thái thường dùng cỏ tranh, cắt về phơi khô, đánh thành tranh rồi lợp mái. Ưu điểm của nhà mái tranh bao giờ cũng mát. Xưa nhà sàn người Thái thường có hai bếp, bếp trong và bếp ngoài. Khi nấu nướng thì khói xông lên càng làm tăng độ bền của mái.

Tại Mường Sang Retreat, các thiết kế được xây dựng tái hiện lại với những nét gần gũi nhất của một nhà sàn dân tộc nhưng vẫn mang nét hiện đại như một khu nghỉ dưỡng sang trọng. Vậy nên, bạn sẽ được "đến gần" với văn hóa bản địa nhưng cũng vô cùng thoải mái với những tiện nghi của khu nghỉ dưỡng. 

Riêng có tại Mường Sang, bạn sẽ được đốt lửa trại và thưởng thức các loại hình nghệ thuật của người dân bản địa và tìm hiểu văn hóa địa phương từ chính những người tham gia.